Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Bảng giá điện tăng 5% từ ngày 22/12/2012

Theo thông tin mới nhất từ  Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá điện sẽ tăng từ ngày mai 22/12, cụ thể như sau:
Giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thangGiá hiện tạiGiá mớiMức tăng
Từ 0 đến 100 kWh 1.284 1.350 66
Từ 101 đến 150 kWh 1.457 1.545 88
Từ 151 đến 200 kWh 1.843 1.947 104
Từ 201 đến 300 kWh 1.997 2.105 108
Từ 301 đến 400 kWh 2.137 2.249 112
Từ 401 kWh trở lên 2.192 2.307 115
Theo: Giá điện tăng 5% từ ngày mai 22/12/2012

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Cước phí đường bộ của ôtô, môtô-xe máy năm 2013

Phí sử dụng đường bộ - Khi nào sẽ thu?

Theo quy định tại Thông tư 197/2012/TT-BTC về việc thu và sử dụng phí đường bộ, thì lộ trình đóng phí của người sử dụng phương tiện giao thông sẽ được áp dụng như sau:
1. Đối với xe ôtô:
a. Đối với xe có thời hạn đăng kiểm 1 năm trở xuống bắt đầu từ năm 2013 thì sẽ phải đóng phí cho cả kỳ đăng kiểm theo tháng như 12 tháng, 6 tháng...
b. Đối với xe có thời hạn đăng kiểm trên 1 năm thì sẽ phải thực hiện việc đóng phí theo năm hoặc cho cả chu ký đăng kiểm. Nếu quyết định chọn đóng phí theo năm thì khi hết 1 năm hoặc 2 năm mà thời hạn trong đăng kiểm vẫn còn thì chủ phương tiện phải đóng phí cho thời gian còn lại trong hạn đăng kiểm.
c. Trường hợp xe đăng kiểm sớm hoặc trễ hơn quy định thì cơ quan quản lý sẽ thực hiện việc ghi tem nộp phí từ ngày mà họ đăng kiểm, ngoài ra họ sẽ phái đóng thêm phí cho khoản thời gian chưa đóng phí vì đăng kiểm trễ hoặc giảm phí  vì đăng kiểm sớm.
d. Đối với trường hợp đăng kiểm sớm trước 1/1/2013, trường hợp này các xe vẫn chưa phải nộp phí. Việc tính phí sẽ áp dụng khi:
- Trường hợp có kỳ đăng kiểm tiếp theo phát sinh trong năm 2013 thì chủ phương tiện phải đến đăng kiểm nộp phí cho cả thời gian tính từ ngày 01/01/2013 đến thời điểm bắt đầu kỳ đăng kiểm phát sinh trong năm 2013.
- Trường hợp không có kỳ đăng kiểm nào phát sinh trong năm 2013 thì chậm nhất là ngày 30/6/2012, chủ phương tiện phải đến cơ quan đăng kiểm nộp phí cho thời gian tính từ ngày 01/01/2013 đến ngày 31/12/2013 hoặc đến hết kỳ đăng kiểm đó.
e. Trường hợp chủ phương tiện chưa nộp phí sử dụng đường bộ của chu kỳ đăng kiểm trước theo thời hạn quy định, thì ngoài số phí phải nộp cho chu kỳ tiếp theo, chủ phương tiện còn phải nộp số phí chưa nộp của chu kỳ trước.
Cơ quan thu phí phải lập và cấp Biên lai thu phí cho người nộp phí theo quy định và cấp tem sử dụng theo chu kỳ đóng phí của chủ phương tiện.
- Người nộp phí phải khai theo Mẫu số 01/TKNP tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 197 này và nộp phí cho cơ quan đăng kiểm.
- Đối với xe ô tô nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt Nam phải khai theo Mẫu số 01/TKNP tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 197 và nộp phí cho Sở Giao thông vận tải theo từng lần phát sinh.
2. Đối với xe môtô-xe máy:
a.Nếu sở hữu xe  trước ngày 01/01/2013 thì tháng 01/2013 thực hiện khai, nộp phí cả năm 2013, mức thu phí 12 tháng.
b.  Nếu sở hữu xe từ ngày 01/01/2013 trở đi thì việc khai, nộp phí thực hiện như sau:
- Thời điểm phát sinh từ ngày 01/01 đến 30/6 hàng năm, chủ phương tiện phải nộp phí với mức thu bằng 1/2 mức thu năm. Thời điểm khai nộp chậm nhất là ngày 31/7.
- Thời điểm phát sinh từ 01/7 đến 31/12 hàng năm, thì chủ phương tiện thực hiện nộp phí vào tháng 1 năm sau (chậm nhất ngày 31/1) và không phải nộp đối với thời gian còn lại của năm phát sinh.
c. Người sở hữu xe môtô có trách nhiệm nộp phí tại UBND cấp xã.
Theo quy định này thì chủ xe môtô phát sinh từ ngày 1/7/2013 sẽ không phải nộp phí cho khoản thời gian sử dụng xe trong năm 2013...

Theo nguồn:Phí sử dụng đường bộ - Khi nào sẽ thu?

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Thông tư 29/2012 hướng dẫn Nghị định 103/2012 về lương tối thiểu 2013


Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa ra Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 103/2012 về lương tối thiểu vùng 2013.

Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã,tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.
Download - tải toàn văn thông tư 29/2012 tại đây:

Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 103/2012 về lương tối thiểu vùng 2013

Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012 sửa đổi bổ sung

Quốc hội vừa ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân số  26/2012/QH13 ngày 03 tháng 12 năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12.

Theo đó:
  • Tiền lương hưu do Quỹ BHXH chi trả ; Tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng;
  • Giảm trừ gia cảnh: mức giảm trừ đối với đối tượng 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng;
  • Một cá nhân không có người phụ thuộc, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.
  • Nếu có 1 người phụ thuộc thì thu nhập trên 12,6 triệu đồng và 2 người phụ thuộc trên 16,2 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.
  • ....còn tiếp
Luật Thuế TNCN 2012 có hiệu lực từ ngày 01/07/2013

Download - tải toàn văn Luật Thuế TNCN 2012:Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012 sửa đổi bổ sung - Luật số 26/2012/QH13

hoặc Luật Thuế TNCN

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Nghị định 103/2012 - lương tối thiểu vùng năm 2013

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 về lương tối thiểu vùng năm 2013: Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.

Theo đó, từ 01/01/2013 mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên như sau:


  • Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng I

  • Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng II

  • Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng III

  • Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng IV

Download- xem toàn văn nghị định 103 tại: Nghị định 103/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng năm 2013

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Phạt, phạt nữa, phạt mãi ... để làm gì, thưa Chính phủ?

Phạt, phạt nữa, phạt mãi ... để làm gì, thưa Chính phủ?
Mấy ngày nay người dân "ồn ào" thậm chí bức xúc với quy định tăng mức xử phạt tiền đối với người vi phạm quy định về đăng ký quyền sở hữu đối với phương tiện giao thông cá nhân theo quy định tại Điều 33 Nghị định 34/2010/NĐ-CP.
Theo đó, theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với trường hợp không chuyển quyền sở hữu phương tiện xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô là từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Theo khoản 2 Điều 439 Bộ luật Dân sự thì “Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó”. Đồng thời, theo 36/2010/TT-BCA thì “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc nhận xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.”
Như vậy, quy định phải đăng ký xe là cần thiết, pháp luật cần quy định việc đăng ký để xác lập quyền sở hữu, đảm bảo quản lý các phương tiện giao thông, có cơ sở để xác định chủ sở hữu của phương tiện tham gia giao thông trong các trường hợp rủi ro, gây tai nạn ... để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan ...
Tuy nhiên, sự phản ứng mạnh mẽ của người dân đối với số tiền phạt được đẩy lên rất cao đối với việc vi phạm vấn đề đăng ký quyền sở hữu xe là có cơ sở, bởi lẽ quy định xử phạt này từ Nghị định 34/2010/NĐ-CP đến nay là Nghị định số 71/2012/NĐ-CP nâng số tiền phạt lên thì đều chỉ là việc cố gắng đuổi theo một nếp sống, một thực tiễn đang diễn ra trong xã hội nhưng khó lòng theo kịp.
Từ câu chuyện nâng số tiền phạt lên hòng siết chặt công tác quản lý việc đăng ký xe nói riêng trong vấn đề quản lý giao thông sẽ đặt ra những giả thiết của người dân về sự không khả thi của pháp luật. Như việc, cho dù đã có sự chuyển nhượng, tặng cho ... tài sản là các phương tiện nói trên thì khi kiểm tra, xử lý người dân có thể lách luật để chứng minh rằng mình mượn xe của người thân, bạn bè đi thì xử lý thế nào?
Còn nếu cứ gọi lại người đi đường để kiểm tra xem có chính chủ hay không để tìm cách xử phạt, thu tiền thì chắc chắn sẽ dẫn đến một vướng mắc liên quan đến thời gian, sự phiền phức cho người dân và cho cả những người thi hành nhiệm vụ tìm người để phạt. Những mâu thuẫn đó dấy lên sự không an tâm của người dân về khả năng áp dụng vào thực tế của các quy định xử lý hành chính đối với sai phạm.
Tất nhiên, người dân cũng cần hiểu là Chính phủ ban hành các quy định nói trên để xử lý các trường hợp đã chuyển nhượng phương tiện mà không đăng ký quyền sở hữu theo quy định, chứ không thể nào được phép phạt người dân sử dụng xe không thuộc quyền sở hữu của mình.
Mọi hành vi lạm dụng quy định để bắt xe, kiểm tra sự chính chủ hay không của người điều khiển phương tiện giao thông sẽ là hoạt động cản trở giao thông ngược trở lại từ phía chính quyền. Lạm dụng chuyện chính chủ hay không chính chủ của người điều khiển phương tiện là cách sớm nhất và hiệu quả nhất để cấm cản khả năng ra khỏi nhà, hòa vào dòng chảy không ngừng nghỉ của người dân trong một xã hội mà phương tiện giao thông cá nhân là chủ yếu và phổ biến.
Ngoài ra, Nghị định71/2012/NĐ-CP được ban hành chỉ cho thấy những điểm mới chủ đạo chỉ là ở mức tiền phạt tiền được tăng lên gấp nhiều lần so với mức phạt cũ. Đánh vào túi tiền của người dân, từ chuyện thu phí vận hành đến chuyện xử lý hành chính các trường hợp vi phạm đang cho thấy khả năng Chính phủ đang đổ lên đầu người dân trách nhiệm cho mọi sự rối rắm của câu chuyện giao thông hiện nay.
Dòng chảy tiền từ túi dân sẽ cuồn cuộn hơn chảy vào ngân sách Chính phủ nếu mức phạt được tăng lên, thế nhưng số tiền này lại được đầu tư thiếu hiệu quả, bị cắt xén bởi hiện trạng tham nhũng nhiều, bị uổng phí bởi việc quy hoạch ngớ ngẩn và hiện trạng giao thông tồi tệ của nước nhà càng tồi tệ hơn ... Đó đâu phải là giải pháp!
Cho nên, người dân lại lãnh đủ. Từ chuyện phải bỏ thêm nhiều tiền, đến chuyện phải chịu đựng một hiện trạng giao thông tắc nghẽn ô nhiễm và không an toàn. Phạt, phạt nữa, phạt mãi, phạt nhiều, để làm gì, thưa Chính phủ?
Lê Cao

Nguồn: Phạt, phạt nữa, phạt mãi ... để làm gì, thưa Chính phủ?

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Nghị định 71 - các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô


Nghị định 71 - các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô

Các bảng nêu bên dưới là tổng hợp các mức phạt vi phạm giao thông đối với một số lỗi phổ biến thường gặp trong thực tế áp dụng cho xe mô tô (ví dụ: lỗi vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, chở ba, rẽ không xi nhan, đi xe đi trên hè phố; để xe trên lòng đường, hè phố…) quy định tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 10/11/2012).
Lưu ý: Một số lỗi nếu vi phạm ở khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt thì không áp dụng mức phạt chung mà áp dụng mức phạt riêng, cao hơn bình thường.
Xem thêmCác mức phạt về lỗi liên quan đến giấy tờ xe theo nghị định 71/2012
Mức phạt đối với các lỗi: lái xe uống rượu (say rượu), sử dụng ma túy:
STT
Lỗi vi phạm
Mức phạt (VNĐ)
1
Điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
500.000 - 1 triệu
2
Điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
2 - 3 triệu
3
Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy
2 - 3 triệu
4
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ
2 - 3 triệu
Mức phạt các lỗi quá tốc độ, đua xe trái phép, lạng lách đánh võng:
STT
Lỗi vi phạm
Mức phạt (VNĐ)
1
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h
100.000 - 200.000
2
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h
500.000 - 1 triệu
3
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h
2 - 3 triệu
4
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây TNGT
2 - 3 triệu
5
Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên
80.000 - 100.000
(100.000 - 200.000 nếu là đô thị ĐB)
6
Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông
200.000 - 400.000
7
Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị
5 - 7 triệu
8
Điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định
5 - 7 triệu
Mức phạt đối với các lỗi đi sai làn, chuyển hướng, vượt, nhường đường không đúng quy định:
STT
Lỗi vi phạm
Mức phạt
(VNĐ)
Khu vực nội thành đô thị đặc biệt
1
Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt
60.000 - 80.000
Áp dụng chung
2
Không giữ khoảng cách an toàn để va chạm với xe trước
60.000 - 80.000
Áp dụng chung
3
Không giữ khoảng cách theo quy định của biển “cự ly tối thiểu giữa hai xe”
60.000 - 80.000
Áp dụng chung
4
Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, xe lăn người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ
60.000 - 80.000
Áp dụng chung
5
Chuyển hướng không nhường đường các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ
60.000 - 80.000
Áp dụng chung
6
Dùng đèn chiếu xa khi tránh nhau
40.000 - 60.000
Áp dụng chung
7
Chuyển làn đường không đúng nơi được phép
80.000 - 100.000
100.000 - 200.000
8
Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước
80.000 - 100.000
100.000 - 200.000
9
Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường
80.000 - 100.000
100.000 - 200.000
10
Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn
80.000 - 100.000
Áp dụng chung
11
Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau
80.000 - 100.000
Áp dụng chung
12
Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật
80.000 - 100.000
Áp dụng chung
13
Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe
80.000 - 100.000
Áp dụng chung
14
Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính
100.000 - 200.000
Áp dụng chung
15
Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ
200.000 - 400.000
Áp dụng chung
16
Không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên
200.000 - 400.000; giữ GPLX 30 ngày
300.000 - 500.000; giữ GPLX 30 ngày
17
Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép
200.000 - 400.000
Áp dụng chung
18
Vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông
2 - 3 triệu; giữ GPLX 60 ngày
Áp dụng chung
19
Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
100.000 - 200.000
300.000 - 500.000; giữ GPLX 30 ngày
Mức phạt các lỗi liên quan phổ biến khác:
STT
Lỗi vi phạm
Mức phạt
(VNĐ)
Mức phạt khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt
1
Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường
60.000 - 80.000
100.000 - 200.000
2
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, tiến vào ngã tư khi đang có đèn đỏ hoặc đèn vàng)
200.000 - 400.000
300.000 - 500.000
3
Đi ngược chiều của đường một chiều trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp
200.000 - 400.000
Áp dụng chung
4
Đi vào đường cấm, khu vực cấm trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp
200.000 - 400.000
Áp dụng chung
5
Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định
200.000 - 400.000
400.000-800.000;giữ GPLX 30 ngày
6
Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông
100.000 - 200.000
Áp dụng chung
7
Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người vi phạm pháp luật
100.000 - 200.000
Áp dụng chung
8
Chở theo 2 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người vi phạm pháp luật
100.000 - 200.000
Áp dụng chung
9
Chở theo từ 3 người trở lên trên xe
200.000 - 400.000; Tước GPLX 30 ngày
Áp dụng chung
10
Điều khiển xe đi trên hè phố
200.000 - 400.000
400.000-800.000;giữ GPLX 30 ngày
11
Dừng, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định pháp luật
100.000 - 200.000
300.000 - 500.000
12
Không sử dụng đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn
80.000 - 100.000
Áp dụng chung
13
Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ
200.000 - 400.000
Áp dụng chung
 

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

BLLĐ 2012 - QUY ĐỊNH HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC NƠI CÔNG SỞ

BLLĐ 2012 - Chấm dứt hợp đồng lao động vì bị quấy rối tình dục

Trong những ngày gần đây, dư luận cũng đang có sự quan tâm rất nhiều đến các chính sách mới được quy định trong Bộ luật Lao động 2012 sẽ có hiệu lực từ 01/7/2013, trong đó “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc” lần đầu tiên được đưa ra đề làm điều kiện cho người lao động chấm dứt hợp đồng làm việc. Vậy theo luật sư, dưới phương diện của người áp dụng pháp luật có thể hiểu quy định này như thế nào?
Quấy rối tình dục nơi làm việc như hành vi cố tình chạm vào “chỗ nhạy cảm” của đồng nghiệp, buông lời khiếm nhã - Quấy rối tình dục không chỉ là nhưng hành động sờ mó mà đó còn là những lời nói thiếu nghiêm túc mà nhiều phụ nữ làm việc tại các công sở, nơi làm việc vẫn phải chịu những câu hỏi về tuổi tác, những lời bình luận sàm sỡ hay lời nói thô thiển về tình dục.
Quấy rối tình dục nơi làm việc không chỉ riêng nhân viên, người lao động nữ mà các nam nhân viên cũng bị quấy rối ở những mức độ khác nhau và đặc biệt trước xã hội đang có những thay đổi về tư duy nhận thức về giới tính thì nhân viên nam hay nữ ít nhiều đều bị tác động.
Quấy rối tình dục nơi làm việc làm xấu đi các quan hệ lao động, tác động đến tinh thần của nhân viên, người lao động dẫn đến giảm năng suất lao động.
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 QUY ĐỊNH HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC NƠI CÔNG SỞ
/userfiles/files/48709/Files/20901739_images1943799_qr1.jpg

1. Xử lý hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc và nơi công cộng
 Tùy vào tính chất mức độ của các hành vi quấy rối là cơ sở để xử lý. Pháp luật quy định như sau:
- Vấn đề xử lý vi phạm hành chính: Người quấy rối thực hiện những hành vi “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” thì theo Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số73/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 07 năm 2010 “Hành vi vi phạm trật tự công cộng: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Thông thường nạn nhân bị quấy rối tình dục không khiếu nại vì họ cảm thấy xấu hổ vì điều đó nên không dám tố giác những hành vi vi phạm.
- Về mặt hình sự: Nếu hành vi quấy rối mà xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác thì cũng có thể bị xử lý hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự về Tội làm nhục người khác: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Tuy nhiên, đây là tội làm nhục người khác là việc hạ thấp danh dự, nhân phẩm của một người trước một người khác.
            Tuy nhiên, về hành vi của việc quấy rối tình dục không đủ yếu tố để cấu hành tội làm nhục người khác.
Vấn đề xử lý hành vi quấy rối tình dục phụ thuộc rất nhiều vào việc cá nhận bị quấy rối phải tố giác hành vi và phải có những bằng chứng, chứng minh sự xâm phạm của người có hành vi quấy rối. Nhưng với quan điểm của người Á đông, sự mặc cảm về việc bàn tán hay lo sợ mất việc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn trong việc xử lý và hạn chế.
2. Điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc
Trước những hạn chế của việc xử lý hành vi Quấy rối tình dục nơi công sở thì Bộ luật Lao động 2012 thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực ngày 01/5/2013 là cơ sở để người lao động và các tổ chức Công đoàn có một cơ chế an toàn để có thể khiếu nại, đó là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để người lao động được bảo vệ.
Theo quy định Điều 8 Bộ luật Lao động về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi “ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc”. Luật mới cũng quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động (Điểm c Khoản 1, Điều 37 BLLĐ) “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động
Ngay cả trong việc thuê, mướn người giúp việc, Bộ luật Lao động mới cũng quy định khá nghiêm trong vấn đề này, việc “thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về những khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân” (Khoản 4 Điều 182, BLLĐ) – Đây là nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình. Đồng thời quy định Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động đối với lao động là người giúp việc trong gia đình, cấm “ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình” (Khoản 1 Điều 183, BLLĐ).
Với những điểm mới này là bước khởi đầu cho việc hạn chế sự xâm phạm. Tuy nhiên, BLLĐ mới chưa đưa ra được sự giải thích cụ thể về khái niệm “quấy rối tình dục” để có thể hình dung cụ thể về hành vi nào, lời nói ra sao, điệu bộ, cử chỉ như thế nào mới được xem là “quấy rối tình dục”. Mặc khác, trong BLLĐ cũng chỉ mới nêu những hành vi bị cấm, quyền và nghĩa vụ của người lao động nhưng chưa có những chế tài cụ thể, trách nhiệm bồi thường ra sao.
Vì vậy, để áp dụng được BLLĐ liên quan đến vấn đề “quấy rối tình dục”, cơ quan nhà nước cần có những quy định rõ ràng và cụ thể hơn, có những mức phạt đối với hành vi tương thích. Đồng thời, cần tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo lực lượng lao động và người dân.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Nghị quyết 19-NQ/TW - NQ TƯ 6

Nghị quyết  19-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 
Toàn văn Nghị quyết:
I - TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định xã hội, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường... Hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từng bước được tăng cường; chính sách, pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được mở rộng và được Nhà nước bảo đảm; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình thành và phát triển nhanh. Kết quả đó khẳng định các quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách, pháp luật về đất đai được xác định trong Nghị quyết Trung ương 7 khoá IX cơ bản là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, định giá đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư, các thủ tục hành chính về đất đai. Lợi ích của Nhà nước và người dân có đất bị thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng; nguồn lực về đất đai chưa được phát huy đầy đủ để trở thành nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; việc sử dụng đất nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này còn lớn; thị trường bất động sản phát triển không ổn định, thiếu lành mạnh, giao dịch "ngầm" còn khá phổ biến; tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn diễn biến phức tạp.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém nêu trên là: Đất đai có nguồn gốc rất đa dạng; chính sách đất đai thay đổi qua nhiều thời kỳ; chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành về đất đai còn một số nội dung chưa đủ rõ, chưa phù hợp; việc thể chế hoá còn chậm, chưa thật đồng bộ. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai và các chính sách, pháp luật có liên quan chưa nghiêm. Công tác tuyên truyền, giáo dục và quán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật về đất đai còn kém hiệu quả; việc thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý đất đai chưa tốt. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn hạn chế. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi sai phạm chưa nghiêm. Hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai còn thấp. Tổ chức bộ máy, năng lực đội ngũ cán bộ về quản lý đất đai và các cơ quan liên quan còn nhiều bất cập, hạn chế; một bộ phận còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng.
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
- Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt, nhưng không phải là quyền sở hữu, được xác định cụ thể phù hợp với từng loại đất, từng đối tượng và hình thức giao đất, cho thuê đất. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất tạo ra; trao quyền sử dụng đất và thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội theo quy định của pháp luật.
- Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn và có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, tuỳ theo từng loại đất và nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất có nghĩa vụ phải đăng ký quyền sử dụng đất, sử dụng đất đúng mục đích, tuân thủ quy hoạch, trả lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, chấp hành pháp luật về đất đai.
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai. Không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình và cá nhân, nhưng Nhà nước có chính sách phù hợp để đất nông nghiệp được người trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng với hiệu quả cao nhất.
- Đất đai được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
- Chính sách, pháp luật về đất đai phải góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; huy động tốt nhất nguồn lực từ đất để phát triển đất nước; bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và của nhà đầu tư; bảo đảm cho thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, phát triển lành mạnh, ngăn chặn tình trạng đầu cơ. Sử dụng có hiệu quả các công cụ về giá, thuế trong quản lý đất đai nhằm khắc phục tình trạng lãng phí, tham nhũng, khiếu kiện.
 - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; đẩy mạnh cải cách hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý đất đai. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ về đất đai. Xây dựng hệ thống quản lý đất đai tiên tiến, ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin đất đai hiện đại.
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và toàn dân trong thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai. Bảo đảm sự quản lý thống nhất của Nhà nước cấp Trung ương về đất đai, đồng thời phân cấp phù hợp cho địa phương, có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai. Kiên quyết lập lại trật tự trong quản lý, sử dụng đất đai.
III- ĐỊNH HƯỚNG TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI
Trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, trên cơ sở kế thừa những định hướng về chính sách, pháp luật đất đai đã nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai. Cụ thể như sau:
1- Quy hoạch sử dụng đất
Đổi mới, nâng cao tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất theo hướng quy hoạch sử dụng đất phải tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả đất đai cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và đơn vị hành chính. Quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải phù hợp với các chỉ tiêu, tiến độ sử dụng đất được phân bổ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đổi mới kế hoạch sử dụng đất hằng năm theo hướng phải thể hiện được nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư, của các ngành, lĩnh vực, làm căn cứ để Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng chính sách tài chính về đất đai. Tăng cường kiểm tra, giám sát thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch sử dụng đất.
Có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác tiềm năng đất đai tại các vùng trung du, miền núi, ven biển, hạn chế tối đa việc sử dụng đất chuyên trồng lúa.
Từng bước thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, các đơn vị sự nghiệp tập trung đông người ra khỏi trung tâm thành phố, nhất là các thành phố lớn, để khai thác, sử dụng đất có hiệu quả theo quy định, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông.
2- Giao đất, cho thuê đất
Thu hẹp các đối tượng được giao đất và mở rộng đối tượng được thuê đất. Việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội được thực hiện chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Tiếp tục giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng có thời hạn theo hướng kéo dài hơn quy định hiện hành để khuyến khích nông dân gắn bó hơn với đất và yên tâm đầu tư sản xuất. Đồng thời, mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, từng giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai, từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn trong nông nghiệp. Sớm có giải pháp đáp ứng nhu cầu đất sản xuất và việc làm cho bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đang không có đất sản xuất.
Tập trung rà soát, xử lý dứt điểm những trường hợp đất đã giao cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức đoàn thể nhưng không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích, trái pháp luật. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi sắp xếp lại trụ sở, cơ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước để chuyển sang mục đích phát triển kinh tế.
Quy định cụ thể điều kiện để nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất thực hiện dự án phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời có chế tài đồng bộ, cụ thể để xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhưng sử dụng lãng phí, không đúng mục đích, đầu cơ đất, chậm đưa đất vào sử dụng; không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất, giá trị đã đầu tư vào đất đối với các trường hợp bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.
3- Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hằng năm đã được xét duyệt. Quy định rõ ràng và cụ thể hơn các trường hợp Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và các dự án phát triển kinh tế, xã hội. Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với nhà đầu tư để thực hiện dự án.
Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Kiện toàn, nâng cao năng lực của tổ chức có chức năng phát triển quỹ đất để bảo đảm thực thi nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, đấu giá quyền sử dụng đất.
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, công bằng và đúng quy định của pháp luật. Người sử dụng đất được bồi thường theo mục đích đất đang sử dụng hợp pháp. Tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi. Nghiên cứu phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ để bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi.
Hoàn thiện cơ chế tạo quỹ đất, huy động các nguồn vốn xây dựng các khu dân cư có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để bố trí chỗ ở mới cho người có đất bị thu hồi trước khi bồi thường, giải tỏa. Khu dân cư được xây dựng phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền.
4- Đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận
Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất. Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cho người đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật, đồng thời có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn các trường hợp giao dịch không đăng ký tại cơ quan nhà nước.
Tăng cường đầu tư nguồn lực để đo đạc, lập bản đồ, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu, cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất.
5- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quyền sử dụng đất
Quy định cụ thể điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất, điều kiện nhà đầu tư được nhận quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư. Khuyến khích việc cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư.
6- Phát triển thị trường bất động sản
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản. Tăng cường sự quản lý, điều tiết của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Việc phát triển đô thị, các dự án kinh doanh bất động sản phải phù hợp với quy hoạch, nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội để từng bước cải thiện điều kiện nhà ở của nhân dân.
Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chỉnh trang đô thị, cần quy hoạch cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để thu hồi đất, tạo nguồn lực từ đất đai đầu tư cho các công trình này, hỗ trợ người có đất bị thu hồi và tăng thu ngân sách nhà nước; đồng thời ưu tiên cho người bị thu hồi đất ở được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật.
Nhà nước chủ động điều tiết thị trường bằng quan hệ cung - cầu; từng bước thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản; rà soát lại các điều kiện lựa chọn nhà đầu tư, bảo đảm nhà đầu tư phải có đủ năng lực thực hiện các dự án bất động sản.
7- Chính sách tài chính về đất đai
Nhà nước chủ động điều tiết thị trường bất động sản thông qua việc đổi mới chính sách tài chính về đất đai, nhất là chính sách thuế. Xây dựng cơ chế tăng cường, đa dạng hoá các nguồn vốn cho quỹ phát triển đất, trong đó có việc trích từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nhằm tạo quỹ đất, tạo quỹ nhà tái định cư, quỹ nhà ở xã hội.
Rà soát các chính sách ưu đãi về thuế, bảo đảm công bằng, thống nhất, đơn giản, thuận tiện, chống thất thu thuế. Có chính sách, mức thu hợp lý để nuôi dưỡng nguồn thu, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Nhà nước thực hiện chính sách thuế luỹ tiến đối với các dự án đầu tư chậm hoặc bỏ hoang không đưa đất vào sử dụng đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Nghiên cứu ban hành thuế bất động sản (đối tượng chịu thuế phải bao gồm cả đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất). Người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đất bỏ hoang, đất đã giao, đã cho thuê, nhưng chậm đưa vào sử dụng thì phải chịu mức thuế cao hơn.
Thực hiện nghiêm Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó có thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, không thực hiện việc thu thuế theo mức khoán.
8- Giá đất
Giá đất do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Chính phủ quy định phương pháp định giá đất và khung giá đất làm căn cứ để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bảng giá đất. Bổ sung quy định về điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất bảo đảm linh hoạt, phù hợp với từng loại đất, các đối tượng sử dụng đất và các trường hợp giao đất, cho thuê đất. Có cơ chế để xử lý chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương.
Kiện toàn cơ quan định giá đất của Nhà nước, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác định giá đất và thẩm định giá đất. Cơ quan tham mưu xây dựng giá đất và cơ quan thẩm định giá đất là hai cơ quan độc lập; làm rõ trách nhiệm cơ quan giải quyết khiếu nại về giá đất trong bồi thường giải phóng mặt bằng.
Làm tốt công tác theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường; từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất tới từng thửa đất. Có cơ chế giám sát các cơ quan chức năng và tổ chức định giá đất độc lập trong việc định giá đất. Khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn định giá đất độc lập.
9- Cải cách hành chính
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước về đất đai, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và không chồng chéo.
Phân cấp việc quy định trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và gắn với trách nhiệm giải quyết của từng cấp chính quyền địa phương cho phù hợp với chủ trương, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện cụ thể theo từng giai đoạn.
Rà soát, sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hướng vừa bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Trung ương, vừa phát huy quyền chủ động của địa phương. Kiểm soát chặt chẽ việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ sang đất phi nông nghiệp. Điều chỉnh thẩm quyền của cấp tỉnh, cấp huyện cho phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính.
Tăng cường giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trong quản lý đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
10- Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Các cơ quan có thẩm quyền phải tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự; công bố công khai kết quả giải quyết.
Củng cố, kiện toàn hệ thống thanh tra đất đai, toà án các cấp; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ xét xử đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ thanh tra viên, cán bộ xét xử, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chế tài xử lý đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm.
11- Nâng cao năng lực quản lý đất đai
Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá chất lượng, tiềm năng đất đai đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng đất, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai cho cộng đồng, nhất là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch, phục vụ đa mục tiêu; từng bước chuyển sang giao dịch điện tử trong lĩnh vực đất đai. Phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong ngành quản lý đất đai; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.
Tiếp tục củng cố, hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình dịch vụ công, tập trung một cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và có các chi nhánh đặt tại các quận, huyện, khu vực đông dân cư để tạo thuận lợi cho người dân; trước mắt thực hiện đối với khu vực đô thị.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường năng lực của Tổ chức phát triển quỹ đất, từng bước chuyển Tổ chức phát triển quỹ đất sang mô hình doanh nghiệp phát triển quỹ đất; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ về đất đai.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Các cấp uỷ đảng, các đảng đoàn, ban cán sự đảng chỉ đạo quán triệt sâu sắc nội dung của Nghị quyết và tăng cường lãnh đạo, tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
- Trong năm 2013, Bộ Chính trị chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 16-6-2003 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh để có phương án tổ chức lại các nông, lâm trường, có cơ chế, chính sách để bảo đảm sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
- Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003; đồng thời rà soát, hoàn thiện các đạo luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện Nghị quyết và giám sát việc thực hiện trong phạm vi cả nước.
- Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các văn bản dưới luật; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện Nghị quyết một cách đồng bộ, có hiệu quả. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết và kịp thời điều chỉnh các chương trình, kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đẩy mạnh vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia và giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
- Các ban đảng ở Trung ương theo chức năng giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết. Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi tình hình thực hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Download toàn văn Nghị quyết 19 tại đây:Nghị quyết 19-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Thông tư 23/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thời điểm hưởng lương hưu

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 23/2012/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH trong đó hướng dẫn thời điểm hưởng lương hưu.

Theo thông tư 23/2012:
  • Đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm hưởng lương hưu ghi trong quyết định nghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
  • Còn đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm do người lao động ghi trong đơn đề nghị khi đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
  • Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hội chậm nhất 30 ngày trước thời điểm người lao động được hưởng lương hưu. 
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2012. 

Download - toàn văn thông tư 23/2012 của BLĐTBXH:
Thông tư 23/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thời điểm hưởng lương hưu

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

HTKK 3.1.4 - Phần mềm hổ trợ kê khai thuế 3.1.4

Tổng cục thuế vừa mới nâng cấp phần mềm hổ trợ kê khai thuế HTKK phiên bản mới nhất 3.1.4.

Theo Thông tư số 140/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Nghị quyết 29/2012/QH13 của Quốc hội về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.
Nâng cấp HTKK phiên 3.1.4:

- Bổ sung biểu mẫu phụ lục giảm thuế: mẫu số 01/MGT-TNDN và mẫu số 02/MT-GTGT.
- Nâng cấp chức năng kê khai tờ khai:07/KK-TNCN.
HTKK 3.1.4 - Phần mềm hổ trợ kê khai thuế mới nhất 3.1.4

Download - tải phần mềm htkk phiên bản mới nhất 3.1.4 tại đây:

HTKK 3.1.4 - Phần mềm hổ trợ kê khai thuế mới nhất 3.1.4

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Nghị định 77/2012/NĐ-CP quy định chống thư, tin nhắn rác

Chính phủ ban hành Nghị định 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 quy định hoạt động quảng cáo tin nhắn điện thoại, email và chống thư rác với các chế tài đủ mạnh.

Trong vòng 24 giờ chỉ được phép gửi 01 tin nhắn quảng cáo, và gửi trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 10 giờ tối.

Download - tải toàn văn nghị định 77/2012 của Chính phủ tại đây: Nghị định số 77/2012/NĐ-CP quy định chống thư, tin nhắn rác

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Nghị định 75/2012 quy định chi tiết Luật khiếu nại 2011

Chính phủ ban hành Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Luật khiếu nại tố cáo năm 2011.

Khi nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Người đại diện trình bày nội dung khiếu nại phải là người khiếu nại.

Trường hợp có từ 5-10 người khiếu nại thì cử 1 hoặc 2 người đại diện; trường hợp có từ 10 người khiếu nại trở lên thì có thể cử thêm người đại diện, nhưng không quá 5 người.

Nghị định 75 năm 2012 có hiệu lực kể từ ngày 20/11/2012.

Download - tải toàn văn NĐ 75 tại:

 Nghị định 75/2012/NĐ-CP quy định chi tiết Luật khiếu nại 2011

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Thông tư 28/2012 hướng dẫn quyết định 45/2011

Thông tư 28/2012 hướng dẫn quyết định 45/2011

Thông tư liên tịch  28/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Quyết định  45/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của thủ tướng chính phủ về quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
Download - tải toàn văn TTLT 28/2012 và quyết định 45/2011 trực tiếp tại:

Thông tư 28/2012 hướng dẫn quyết định 45/2011

Thông tư 155/2012/TT-BTC Quy định phí cấp CMND mẫu mới

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 155/2012/TT-BTC ngày 20 tháng 9 năm 2012 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí Chứng minh nhân dân (CMND) mẫu mới.

Kề từ ngày 5/11/2012, mức phí đối với cấp CMND theo mẫu mới có mức phí từ 20.000 - 70.000 đồng.
Cụ thể mức thu lệ phí (Đơn vị tính: Đồng/CMND):
Số TTCác trường hợpCấp mới Cấp đổiCấp lại
1
Thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera)30.00050.00070.000
2
Thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh)20.00040.00060.000
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại CMND mới, phải nộp lệ phí theo quy định trên.
Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí CMND mới bằng 50% mức thu quy định trên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày  05/11/2012.
Download - tải toàn văn TT 155/2012 của BTC trực tiếp tại:

Thông tư 155/2012/TT-BTC Quy định mức phí cấp CMND mẫu mới

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Khởi tố ông Trần Xuân Giá - cựu chủ tịch HĐQT ACB, Eximbank

Khởi tố ông Trần Xuân Giá - cựu chủ tịch HĐQT ACB, Eximbank

Thông tin chính thức từ Bộ Công An ngày 27/9 cho biết cựu chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB Trần Xuân Giá cùng với 3 cựu chủ tịch vừa bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế. 4 bị can Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang được cho là đồng phạm với ông bầu Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải.

Những việc làm của các thành viên Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB đã sai quy định tại Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư số:02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước, gây hậu quả đặc biệt lớn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ, gây bất ổn đến chính sách tiền tệ của Chính Phủ và trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 718,908 tỷ đồng.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và xác định của Ngân hàng Nhà nước tại Công văn số:350/NHNN-TTGSNH ngày 17/5/2012 đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Sau khi thống nhất với VKSND Tối cao, ngày 20/8/2012, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lý Xuân Hải về tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 165 BLHS.

Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại Thừa Thiên-Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Từ 1981, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, làm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT); từ 1996, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.
Từ năm 2003, ông Giá làm Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11.2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, đến tháng 3.2008, làm Chủ tịch HĐQT.
Tới ngày 19.9.2012, ông Trần Xuân Giá cùng hai Phó chủ tịch là Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang đã từ nhiệm tại ACB đều với lý do cá nhân. (Thái Sơn).
Tập hợp từ VNN, VNE, TNO

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Nghị định 71/2012 quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ

Nghị định số 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/09/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ. 

Nâng mức phạt đối với hành vi vi phạm giao thông đường bộ: chở quá số người cho phép bị phạ từ 300.000 - 500.000; điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định phạt tới 15 triệu đồng; phạt nặng hành vi chạy xe quá tốc độ từ 600.000 đến 3 triệu đồng.
Download - tải nghị định 71/2012 của chính phủ tại đây: Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Thông tư 12/2012 trợ cấp tháng ngành Công an

Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BCA-BTC hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Đối tượng áp dụng là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại Điều 4 Thông tư Liên tịch số 05/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 8/11/2010 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 14/5/2012 hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên chức Công an nhân dân theo Quyết định số62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Về mức điều chỉnh trợ cấp hàng tháng, kể từ ngày 1/5/2012, đối tượng quy định trên được điều chỉnh mức hưởng trợ cấp hàng tháng theo công thức sau:

Mức hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/5/2012
=
 Mức hưởng trợ cấp tháng 4/2012
x
1,265

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/10/2012
Thanh Trúc (chinhphu.vn)
Download - tải TTLT 12/2012 trực tiếp tại:

Thông tư 12/2012/TTLT-BCA-BTC trợ cấp tháng ngành Công an

Thông tư 99/2012/TTLT tăng 26,5% trợ cấp tháng cho quân nhân

Theo Thông tư liên tịch số 99/2012/TTLT-BQP-BTC do liên bộ Tài chính - Quốc phòng ban hành, sẽ tăng thêm 26,5% mức trợ cấp hàng tháng cho quân nhân thuộc đối tượng quy định, thời điểm được hưởng mức điều chỉnh mới này được tính từ 1/5/2012.
Đối tượng áp dụng là quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg (quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng), và quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.
Từ ngày 1/5/2012, tăng thêm 26,5% mức trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng trên. Công thức điều chỉnh như sau:
Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng từ ngày 1/5/2012
=
Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 4/2012
x
1,265
Mức điều chỉnh cụ thể như sau:
 Số năm công tác
Mức trợ cấp (đồng/tháng)
Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm
1.170.000
Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm
1.229.000
Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm
1.287.000
Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm
1.346.000
Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm
1.404.000
Thùy Trang(chinhphu.vn)
Download toàn văn TTLT 99/2012 tại đây: Thông tư 99/2012/TTLT-BQP-BTC tăng 26,5% trợ cấp tháng cho quân nhân

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố

Bầu Kiên bị bắt vì tội kinh doanh trái phép, nay bị can Nguyễn Đức Kiên vừa bị cơ quan điều tra khởi tố thêm 2 tội danh khác là "Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 18/9, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, lãnh đạo 3 ngành Tư pháp Trung ương đã họp nghe Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an báo cáo tiến độ, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và những người có liên quan.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Điều 139 viết:
 
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng:

Điều 165 viết:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Bị bắt bởi một tội và bị khởi tố bởi những tội khác, điều này thấy rất phổ biến trong thời gian qua.

Ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Nghị quyết số 55 của Chính phủ

Tăng mức tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là hàng hoá tạm nhập tái xuất; định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013;... là những nội dung tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012 vừa được ban hành ngày 13/09/2012.

Các điểm chính của nghị quyết 55:
  • Tăng mức tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp
  • Kích thích tiêu dùng để tăng sức mua, giải quyết hàng tồn kho
  • Định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013
  • Đánh giá khách quan, toàn diện về doanh nghiệp nhà nước trong 10 năm qua

Download - tải toàn văn nghị quyết 55 năm 2012 tại đây: Nghị quyết số 55/NQ-CP của Chính phủ

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Dự Thảo Bộ Luật Đất Đai năm 2013 sửa đổi bổ sung

Dự thảo Luật Đất đai đề xuất quy định thống nhất thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm.

Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết, theo quy định hiện hành thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 20 năm, còn thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là 50 năm...

Cụ thể, dự thảo Luật quy định rõ:
"Thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
Còn thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá 50 năm".
Hạn mức giao đất nông nghiệp
Về hạn mức giao đất nông nghiệp, tại Điều 112, dự thảo Luật nêu rõ: Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 03 ha đối với mỗi loại đất.
Còn hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân là không quá 10 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng và không quá 30 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Đồng thời, dự thảo quy định rõ hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 ha đối với đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất.
Nếu hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha.
Còn trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 05 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; và không quá 25 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25 ha.
Ngoài ra, tại Điều 113, dự thảo quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng và từng thời kỳ, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai để hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp.
Theo Trần Mạnh (chinhphu)
Kính mời Luật sư, Luật gia và toàn thể Cộng đồng DanLuat tham gia góp ý về dự thảo Luật đất đai 2013.
Download - Tải toàn văn dự thảo Luật đất đai 2013 trực tiếp tại đây:  Dự Thảo Bộ Luật Đất Đai năm 2013 sửa đổi bổ sung

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Nghị định 65/2012 cấp hộ chiếu phổ thông - sửa đổi NĐ 136/2007

Nghị định số 65/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày ngày 17/8/2007, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, trong đó bổ sung quy định cấp lại, cấp mới hộ chiếu phổ thông.

Download - tải nghị định số 65/2012 của Chính phủ tại đây: Nghị định 65/2012/NĐ-CP cấp hộ chiếu phổ thông - sửa đổi ND 136/2007

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Nghị định 64/2012/NĐ-CP cấp 3 loại giấy phép xây dựng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2012/NĐ-CP  về cấp giấy phép xây dựng bao gồm 3 loại:
  1. Xây dựng mới;
  2. sửa chữa, cải tạo; 
  3. di dời công trình.
Nghị định 64/2012 có hiệu lực từ ngày 04/09/2012.
Download - tải toàn văn nghị định 64 trực tiếp tại đây: Nghị định 64/2012/NĐ-CP cấp 3 loại giấy phép xây dựng

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Dương Chí Dũng đã bị bắt!!!


Ngày 5/9, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an cho biết đã bắt được bị can Dương Chí Dũng - 55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam .

Được biết, Dương Chí Dũng bị bắt tại 1 nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol di lý về Việt Nam.
Trước đó ngày 19/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Dương Chí Dũng.
Quyết định truy nã được thông báo đến cơ quan công an các địa phương, các đơn vị của bộ để bắt giữ khi phát hiện
Trước đó, mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông Dương Chí Dũng không có mặt tại nhà.
Ngày 18/5, ông Dũng cũng không có mặt ở cơ quan để làm việc. Sau khi xác minh, cơ quan điều tra xác định bị can này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã, thông báo tới cơ quan công an các địa phương để truy bắt.
Cùng bị khởi tố với ông Dương Chí Dũng còn có hai bị can bị bắt tạm giam gồm ông Mai Văn Phúc (54 tuổi, trú ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, nguyên tổng giám đốc Vinalines) và Trần Hữu Chiều (60 tuổi, trú ở Thái Thịnh, quận Đống Đa - phó tổng giám đốc, phó bí thư Đảng ủy Vinalines).
Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một loạt cán bộ thuộc Vinalines về hành vi “tham ô tài sản” gồm các ông Trần Hải Sơn (52 tuổi, trú tại TP.HCM - tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Văn Quang (37 tuổi, trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Ngoài ra còn có hai bị can Trần Bá Hùng (33 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - phó trưởng bộ phận vỏ của Công ty TNHH Hyundai Vinashin); Phạm Bá Giáp (40 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) cũng bị bắt tạm giam về hành vi “tham ô tài sản”.
Cơ quan điều tra xác định các bị can này đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về. Cụ thể, các bị can tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam đã gửi giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Theo đó, mỗi ký thép hàn, các bị can Sơn và Quang yêu cầu ông Trần Bá Hùng cộng thêm 10.000 đồng để lấy tiền. Ngoài ra, các bị can này còn nâng khống khối lượng sắt hàn trên hồ sơ quyết toán nhằm tham ô tài sản của Nhà nước.
Để rút được tiền chuyển cho bị can Sơn và Quang, bị can Trần Bá Hùng đã thông qua Công ty TNHH Nguyên Ân do Phạm Bá Giáp làm giám đốc để làm hợp đồng, chứng từ thanh toán, quyết toán. Qua đó, bị can Trần Bá Hùng đã rút tiền và chuyển hơn 1,5 tỉ đồng cho bị can Trần Văn Quang, chi cho Phạm Bá Giáp 50 triệu đồng để thu lợi bất chính.
Theo 24h

Hình ảnh ông Dương Chí Dũng:
Dương Chí Dũng đã bị bắt !

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Đánh chết người tại trụ sở Công an, Quốc Hội nên sửa đổi Điều 97 BLHS?

Tôi kiến nghị Quốc Hội sửa đổi Điều 97 Bộ luật hình sự: Hiện nay: "Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm." Đề nghị cũng xử lý hình sự như đối với người dân: Cụ thể có thể quy tội giết người và hình phạt cao nhất như người dân chịu khi giết người.

Chết bất thường ở trụ sở công an

Sau hơn 3 giờ có mặt tại trụ sở công an xã, một người dân ở Hà Nội đã tử vong với rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể * Tạm giam 2 công an liên quan

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 31-8, ông Hoàng Ngọc Vui, Phó trưởng Công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội, cho biết Cơ quan Điều tra Công an huyện Đông Anh đã triệu tập 4 người thuộc công an xã này để lấy lời khai liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Mậu Thuận chết bất thường.
“Cơ quan điều tra vừa gửi thông báo cho chúng tôi biết về việc bắt tạm giam đối với ông Hoàng Ngọc Tuyên, phó trưởng công an xã và ông Nguyễn Trọng Kiên, công an viên, để điều tra về việc cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của ông Thuận” - ông Vui khẳng định.
Riêng 2 công an viên khác là ông Đoàn Văn Tuyến và Hoàng Ngọc Thức (cùng tham gia buổi lấy lời khai của ông Thuận) vẫn đang bị tạm giữ để lấy lời khai. Ngoài ra, Công an huyện Đông Anh cũng đã triệu tập ông Nguyễn Đức Vọng, Trưởng Công an xã Kim Nỗ, lên báo cáo về vụ việc. Theo ông Vui, xác định ban đầu của cơ quan điều tra cho thấy ông Thuận chết vì có tác động của ngoại lực.

Nhiều vết bầm tím trên khắp cơ thể ông Nguyễn Mậu Thuận. ẢNH DO GIA ĐÌNH NẠN NHÂN CUNG CẤP
Cùng ngày, thi thể ông Nguyễn Mậu Thuận đã được gia đình đưa từ Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh về nhà riêng để tổ chức mai táng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sáng 30-8, UBND xã Kim Nỗ tổ chức lực lượng tiến hành cưỡng chế việc xây dựng tường rào bằng gạch lấn vào đường đi chung trái phép của cụ Nguyễn Mậu Diệp, bố ông Thuận.
Buổi cưỡng chế diễn ra khá suôn sẻ. Đến trưa 30-8, ông Thuận sang gia đình người hàng xóm đứng đơn kiện gia đình mình là bà Đoàn Thị Bút để nói chuyện cho ra lẽ. Ông Thuận cho rằng việc bố mình xây tường rào hoàn toàn trên diện tích đất đã được huyện Đông Anh cấp sổ đỏ.
Sau khi đòi gặp ông Phú - chồng bà Bút - không được, ông Thuận định ra về thì xảy ra xích mích, lời qua tiếng lại với bà này. Ông Thuận đã dùng tay đẩy ngã bà Bút rồi về nhà ngủ. Vụ việc được gia đình bà Bút báo cáo lên xã. Đến 13 giờ cùng ngày, 3 công an viên xã Kim Nỗ đã áp giải ông Thuận lên trụ sở để lấy lời khai.
Anh Nguyễn Mậu Công, con trai ông Thuận, bức xúc: “Tôi chở bố tôi lên trụ sở UBND xã và định ở đấy xem họ xử lý vụ việc thế nào. Tuy nhiên, mấy ông công an xã bảo tôi cứ về nhà, họ chỉ lấy lời khai xong sẽ cho bố tôi về. Khi vợ chồng tôi đang ở nhà thì nhận được điện thoại của ông Nguyễn Đức Vọng cho biết ông ấy đang phải xoa dầu gió cho bố tôi.
Đến 16 giờ, tôi nhận được tin báo bố tôi bất tỉnh nhân sự. Bác sĩ trạm y tế xã Kim Nỗ cho biết tim bố tôi đã ngừng đập nhưng tôi vẫn yêu cầu đưa ngay ông lên bệnh viện huyện cấp cứu”. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh, các bác sĩ khẳng định ông Thuận đã chết trước đó.
Ông Thuận bị trói, đánh?
Ông Hoàng Ngọc Vui cho biết Công an xã Kim Nỗ được trang bị còng số 8, gậy titan (dùi cui điện), gậy cao su. Những vật dụng này chỉ được phép sử dụng trong trường hợp cần phải trấn áp ngay những đối tượng nguy hiểm hoặc có thể gây ra hành vi nguy hiểm cho những người xung quanh. Ông Vui khẳng định tại phòng làm việc của UBND xã không thể cho phép công an sử dụng các dụng cụ này vào việc lấy lời khai.
Cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh chụp tay, chân ông Thuận với rất nhiều vết thâm tím, ông Nguyễn Mậu Tình, em ông Thuận, khẳng định anh mình đã bị trói, khóa rồi đánh để lấy lời khai nên mới như thế.
Bài và ảnh: THẾ KHA
Trách nhiệm của Bộ Công an đến đâu?
Đánh chết người tại trụ sở Công an, Quốc Hội sửa đổi Điều 97 Bộ luật hình sự?