Hiển thị các bài đăng có nhãn hoá đơn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hoá đơn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

TRƯỜNG HỢP KHAI ĐIỀU CHỈNH GIẢM SỐ THUẾ GTGT ĐẦU VÀO DO ĐIỀU CHỈNH GIẢM THUẾ GTGT ĐẦU VÀO CỦA CÁC HÓA ĐƠN KHÔNG HỢP LỆ

TRƯỜNG HỢP KHAI ĐIỀU CHỈNH GIẢM SỐ THUẾ GTGT ĐẦU VÀO DO ĐIỀU CHỈNH GIẢM THUẾ GTGT ĐẦU VÀO CỦA CÁC HÓA ĐƠN KHÔNG HỢP LỆ

Bước 1: LẬP TỜ KHAI BỔ SUNG ĐIỀU CHỈNH

- NNT lập lại tờ khai đúng tích vào ô “tờ khai bổ sung lần…” ( gọi là tờ khai bổ sung) của kỳ đã kê khai thuế GTGT đầu vào có các hóa đơn không hợp lệ, giá trị (chỉ tiêu [23], [24], [25] trên TK thuế mẫu 01/GTGT, 02/GTGT) đã giảm trừ số tiền hàng, tiển thuế của hóa đơn không hợp pháp. số liệu các chỉ tiêu khác được tính phù hợp với số đã điều chỉnh.

Mỗi kỳ kê khai cần điều chỉnh phải lập 1 tờ khai bổ sung của kỳ đó với số liệu mới sau khi đã điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào, kèm theo Bản giải trình 01/KHBS

VD: Tháng 6/2012, tháng 8/2012, tháng 1/2013 đã kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các hóa đơn đầu vào không hợp lệ thì nay phải lập 3 TK bổ sung cho các kỳ tháng 6/2012, tháng 8/2012 và tháng 1/2013.

Bước 2: XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU CHỈNH GIẢM

Số liệu sau khi khai giảm đầu vào trên TK bổ sung sẽ dẫn đến các trường hợp:

1/ LÀM TĂNG SỐ THUẾ GTGT PHẢI NỘP (CHỈ TIÊU [40] SO VỚI TỜ KHAI GỐC)

- Lập Bản giải trình 01/KHBS gửi kèm tờ khai bổ sung đã lập tại bước 1
- NNT tự tính phạt chậm nộp trên số thuế tăng thêm kể từ ngày hết hạn nộp thuế của tờ khai thuế lần đầu, nộp thuế tiền thuế tăng thêm và tiền phạt chậm nộp.

VD: Tháng 6/2012 tờ khai gốc (chưa điều chỉnh) có số thuế GTGT phải nộp là 100 triệu. Tại tháng này NNT đã kê khai 50 triệu tiền thuế GTGT đầu vào của các hóa đơn không hợp pháp. NNT lập TK bổ sung tháng 6/2012 với số tiền thuế phát sinh tại chỉ tiêu [40] là 150 triệu (đây là số tiền thuế phát sinh mới sau khi điều chỉnh giảm 50 triệu tiền thuế đầu vào), kèm theo Bản giải trình 01/KHBS, NNT nộp số tiền thuế sau khi khai bổ sung tăng lên là 50 triệu và tiền phạt chậm nộp.

NNT không phải kê khai vào chỉ tiêu [37] trên TK của kỳ lập hồ sơ khai điều chỉnh (tháng 9/2013 và quý 3/2013 đối với NNT khai theo quý).

2/ LÀM GIẢM SỐ THUẾ GTGT CÒN ĐƯỢC KHẤU TRỪ (CHỈ TIÊU [43])

- Lập Bản giải trình 01/KHBS gửi kèm với tờ khai bổ sung đã lập ở bước 1
- Thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào (chỉ tiêu [37]) trên TK của tháng, quý lập hồ sơ khai điều chỉnh (tháng 9/2013 hoặc quý 3/2013).

VD: Tháng 6/2012 tờ khai gốc (chưa điều chỉnh) có số thuế GTGT còn được khấu trừ là 500 triệu. Tại tháng này NNT đã kê khai 100 triệu tiền thuế GTGT đầu vào của các hóa đơn không hợp pháp. NNT lập TK bổ sung tháng 6/2012 với số tiền thuế đầu vào còn được khấu trừ (chỉ tiêu [43]) là 400 triệu (đây là số tiền thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ sau khi điều chỉnh giảm số thuế đầu vào không hợp lệ), kèm theo Bản giải trình 01/KHBS.

NNT phải kê khai điều chỉnh giảm 100 triệu tiền thuế GTGT đầu vào của tháng 6/2012 vào chỉ tiêu [37] triệu trên TK của kỳ lập hồ sơ khai điều chỉnh (tháng 9/2013) hoặc quý 3/2013 (đối với các NNT nộp TK theo quý).

3/ GIẢM HẾT SỐ THUẾ GTGT CÒN ĐƯỢC KHẤUTRỪ (CHỈ TIÊU [43]) ĐỒNG THỜI PHÁT SINH SỐ THUẾ GTGT PHẢI NỘP (CHỈ TIÊU [40])

- Lập Bản giải trình 01/KHBS gửi kèm với tờ khai bổ sung đã lập ở bước 1
- Nộp số tiền thuế phát sinh mới cùng với tiền phạt nộp chậm và thực hiện điều chỉnh giảm thuế GTGT đầu vào trên TK của tháng, quý lập hồ sơ khai điều chỉnh (tháng 9/2013 hoặc quý 3/2013).

VD: Tháng 6/2012 tờ khai gốc (chưa điều chỉnh) có số thuế GTGT còn được khấu trừ là 200 triệu. Tại tháng này NNT đã kê khai 250 triệu tiền thuế GTGT đầu vào của các hóa đơn không hợp pháp. NNT lập TK bổ sung tháng 6/2012 với số tiền thuế phát sinh mới ở chỉ tiêu [40] là 50 triệu và nộp số tiền thuế phát sinh mới 50 triệu cùng với tiền phạt nộp chậm.

Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ 200 triệu NNT đã kê khai nay được đưa vào chỉ tiêu [37] trên TK của kỳ lập hồ sơ khai điều chỉnh (tháng 9/2013) hoặc quý 3/2013 (đối với các NNT nộp TK theo quý).

Nguồn: https://www.facebook.com/ketoanthue.bhxh/posts/474061442714353

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Một số điểm mới Thông tư 64/2013/TT-BTC khác biệt so với TT 153/2010 quy định về hóa đơn

Một số điểm mới Thông tư 64/2013/TT-BTC khác biệt so với TT 153/2010/TT-BTC quy định về hóa đơn:

> Phụ lục Biểu mẫu của Thông tư 64/2013/TT-BTC

> THÔNG TƯ 64 - CHÍNH SÁCH MỚI VỀ VIỆC IN, PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN


Lưu ý : Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013.

Tiết b, Khoản 1, Điều 14, TT 64/2013/TT-BTC : Nguyên tắc lập hóa đơn. Thông tư quy định rõ hơn đối với trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì gạch chéo bằng bút mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ.
Tiết c, Khoản 2, Điều 14, TT 64/2013/TT-BTC hướng dẫn chi tiết cách lập 1 số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn ( TT 153/2010/TT-BTC ko nêu rõ) :