Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Một số lưu ý thông tư 45/2013/TT-BTC về quản lý, sử dụng & trích khấu hao TSCĐ

Thông Tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013, hướng dẫn chế độ Quản Lý,Sử Dụng Và Trích Khấu Hao Tài Sản Cố Định

> Một số điểm mới của Thông tư 45/2013/BTC về quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Một số lưu ý khi thông tư số 45/2013/TT-BTC về quản lý, sử dụng & trích khấu hao TSCĐ có hiệu lực thi hành từ ngày 10/06/2013 :



1) Những tài sản cố định đang thực hiện theo thông tư 203/2009/TT-BTC, nay không đáp ứng đủ điều kiện về NGUYÊN GIÁ TSCĐ theo thông tư mới (TT 45/2013/TT-BTC) thì xử lý thế nào ? cách hạch toán ?

Khoản 11, Điều 9 -TT 45/2013/TT-BTC quy định :
11. Đối với các tài sản cố định doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.
Tiêu chuẩn về nguyên giá TSCĐ quy định tại Điều 2 -TT 45/2013/TT-BTC : có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Như vậy, từ ngày 10/06/2013, tất cả những TSCĐ của DN trước đây có Nguyên Giá TSCĐ trên 10 triệu nhưng nhỏ hơn 30 triệu thì giá trị còn lại của TSCĐ đó DN không thực hiện trích khấu hao nữa mà chuyển sang phân bổ dần vào chi phí sxkd của DN, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày 10/06/2013, 

Trong trường hợp này thì hạch toán kế toán thế nào ? Theo hướng dẫn hạch toán kế toán theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC :
5. Đối với TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất, kinh doanh, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ ghi:
Nợ các TK 623, 627, 642 (Nếu giá trị còn lại nhỏ)
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
     Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
2) Thời gian khấu hao TSCĐ đang thực hiện theo TT 203/2009/TT-BTC, nay có thay đổi khung thời gian khấu hao TSCĐ theo thông tư 45/2013/TT-BTC, vậy những tài sản cố định đang trích khấu hao theo khung thời gian KHTSCĐ theo TT 203/2009/TT-BTC thì DN xử lý thế nào ?
Tại mục 5- phần I- Phục Lục số 02 đính kèm TT 45/2013/TT-BTC hướng dẫn :
5. Xác định mức trích khấu hao đối với những tài sản cố định đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2013:
a. Cách xác định mức trích khấu hao:
- Căn cứ các số liệu trên sổ kế toán, hồ sơ của tài sản cố định để xác định giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định.
- Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định theo công thức sau:
Trong đó:
T : Thời gian trích khấu hao còn lại của tài sản cố định
T1 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC.
T2 : Thời gian trích khấu hao của tài sản cố định xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số .../2013/TT-BTC.
t1 : Thời gian thực tế đã trích khấu hao của tài sản cố định
- Xác định mức trích khấu hao hàng năm (cho những năm còn lại của tài sản cố định) như sau:
Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ
=
Giá trị còn lại của tài sản cố định
Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
b. Ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định:
Ví dụ : Doanh nghiệp sử dụng một máy khai khoáng có nguyên giá 600 triệu đồng từ ngày 01/01/2011. Thời gian sử dụng xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC là 10 năm. Thời gian đã sử dụng của máy khai khoáng này tính đến hết ngày 31/12/2012 là 2 năm. Số khấu hao luỹ kế là 120 triệu đồng.
- Giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy khai khoáng là 480 triệu đồng.
- Doanh nghiệp xác định thời gian trích khấu hao của máy khai khoáng là 15 năm theo Phụ lục I Thông tư số      /2013/TT-BTC.
- Xác định thời gian trích khấu hao còn lại của máy khai khoáng như sau:
Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ
= 15 năm x
( 1 -
2 năm
) = 12 năm
10 năm
- Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 480 triệu đồng : 12 năm = 40 triệu đồng/ năm (theo Thông tư số      /2013/TT-BTC)
Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 40 triệu đồng : 12 tháng = 3,333 triệu đồng/ tháng
Từ ngày 01/01/2013 đến hết ngày 31/12/2024, doanh nghiệp trích khấu hao đối với máy khai khoáng này vào chi phí kinh doanh mỗi tháng là 3,333 triệu đồng.
3) Các bạn cần xem xét, đối chiếu kỹ khung thời gian khấu hao TSCĐ của TT 203/2009/TT-BTC với khung thời gian khấu hao TSCĐ của TT 45/2013/TT-BTC là có sự thay đổi nhiều ( phần nhiều là thay đổi thời gian tối đa ). Vì vậy, việc tính lại thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ sẽ thay đổi & kéo theo là mức trích khấu hao trung bình tháng của TSCĐ cũng thay đổi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét