Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012 sửa đổi bổ sung

Quốc hội vừa ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân số  26/2012/QH13 ngày 03 tháng 12 năm 2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12.

Theo đó:
  • Tiền lương hưu do Quỹ BHXH chi trả ; Tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng;
  • Giảm trừ gia cảnh: mức giảm trừ đối với đối tượng 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng;
  • Một cá nhân không có người phụ thuộc, thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.
  • Nếu có 1 người phụ thuộc thì thu nhập trên 12,6 triệu đồng và 2 người phụ thuộc trên 16,2 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.
  • ....còn tiếp
Luật Thuế TNCN 2012 có hiệu lực từ ngày 01/07/2013

Download - tải toàn văn Luật Thuế TNCN 2012:Luật Thuế thu nhập cá nhân 2012 sửa đổi bổ sung - Luật số 26/2012/QH13

hoặc Luật Thuế TNCN

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Nghị định 103/2012 - lương tối thiểu vùng năm 2013

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2012 về lương tối thiểu vùng năm 2013: Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.

Theo đó, từ 01/01/2013 mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng lên như sau:


  • Mức 2.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng I

  • Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng II

  • Mức 1.800.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng III

  • Mức 1.650.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động tại vùng IV

Download- xem toàn văn nghị định 103 tại: Nghị định 103/2012/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng năm 2013

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Phạt, phạt nữa, phạt mãi ... để làm gì, thưa Chính phủ?

Phạt, phạt nữa, phạt mãi ... để làm gì, thưa Chính phủ?
Mấy ngày nay người dân "ồn ào" thậm chí bức xúc với quy định tăng mức xử phạt tiền đối với người vi phạm quy định về đăng ký quyền sở hữu đối với phương tiện giao thông cá nhân theo quy định tại Điều 33 Nghị định 34/2010/NĐ-CP.
Theo đó, theo Nghị định số 71/2012/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với trường hợp không chuyển quyền sở hữu phương tiện xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; đối với xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự ô tô là từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Theo khoản 2 Điều 439 Bộ luật Dân sự thì “Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó”. Đồng thời, theo 36/2010/TT-BCA thì “trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc nhận xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.”
Như vậy, quy định phải đăng ký xe là cần thiết, pháp luật cần quy định việc đăng ký để xác lập quyền sở hữu, đảm bảo quản lý các phương tiện giao thông, có cơ sở để xác định chủ sở hữu của phương tiện tham gia giao thông trong các trường hợp rủi ro, gây tai nạn ... để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan ...
Tuy nhiên, sự phản ứng mạnh mẽ của người dân đối với số tiền phạt được đẩy lên rất cao đối với việc vi phạm vấn đề đăng ký quyền sở hữu xe là có cơ sở, bởi lẽ quy định xử phạt này từ Nghị định 34/2010/NĐ-CP đến nay là Nghị định số 71/2012/NĐ-CP nâng số tiền phạt lên thì đều chỉ là việc cố gắng đuổi theo một nếp sống, một thực tiễn đang diễn ra trong xã hội nhưng khó lòng theo kịp.
Từ câu chuyện nâng số tiền phạt lên hòng siết chặt công tác quản lý việc đăng ký xe nói riêng trong vấn đề quản lý giao thông sẽ đặt ra những giả thiết của người dân về sự không khả thi của pháp luật. Như việc, cho dù đã có sự chuyển nhượng, tặng cho ... tài sản là các phương tiện nói trên thì khi kiểm tra, xử lý người dân có thể lách luật để chứng minh rằng mình mượn xe của người thân, bạn bè đi thì xử lý thế nào?
Còn nếu cứ gọi lại người đi đường để kiểm tra xem có chính chủ hay không để tìm cách xử phạt, thu tiền thì chắc chắn sẽ dẫn đến một vướng mắc liên quan đến thời gian, sự phiền phức cho người dân và cho cả những người thi hành nhiệm vụ tìm người để phạt. Những mâu thuẫn đó dấy lên sự không an tâm của người dân về khả năng áp dụng vào thực tế của các quy định xử lý hành chính đối với sai phạm.
Tất nhiên, người dân cũng cần hiểu là Chính phủ ban hành các quy định nói trên để xử lý các trường hợp đã chuyển nhượng phương tiện mà không đăng ký quyền sở hữu theo quy định, chứ không thể nào được phép phạt người dân sử dụng xe không thuộc quyền sở hữu của mình.
Mọi hành vi lạm dụng quy định để bắt xe, kiểm tra sự chính chủ hay không của người điều khiển phương tiện giao thông sẽ là hoạt động cản trở giao thông ngược trở lại từ phía chính quyền. Lạm dụng chuyện chính chủ hay không chính chủ của người điều khiển phương tiện là cách sớm nhất và hiệu quả nhất để cấm cản khả năng ra khỏi nhà, hòa vào dòng chảy không ngừng nghỉ của người dân trong một xã hội mà phương tiện giao thông cá nhân là chủ yếu và phổ biến.
Ngoài ra, Nghị định71/2012/NĐ-CP được ban hành chỉ cho thấy những điểm mới chủ đạo chỉ là ở mức tiền phạt tiền được tăng lên gấp nhiều lần so với mức phạt cũ. Đánh vào túi tiền của người dân, từ chuyện thu phí vận hành đến chuyện xử lý hành chính các trường hợp vi phạm đang cho thấy khả năng Chính phủ đang đổ lên đầu người dân trách nhiệm cho mọi sự rối rắm của câu chuyện giao thông hiện nay.
Dòng chảy tiền từ túi dân sẽ cuồn cuộn hơn chảy vào ngân sách Chính phủ nếu mức phạt được tăng lên, thế nhưng số tiền này lại được đầu tư thiếu hiệu quả, bị cắt xén bởi hiện trạng tham nhũng nhiều, bị uổng phí bởi việc quy hoạch ngớ ngẩn và hiện trạng giao thông tồi tệ của nước nhà càng tồi tệ hơn ... Đó đâu phải là giải pháp!
Cho nên, người dân lại lãnh đủ. Từ chuyện phải bỏ thêm nhiều tiền, đến chuyện phải chịu đựng một hiện trạng giao thông tắc nghẽn ô nhiễm và không an toàn. Phạt, phạt nữa, phạt mãi, phạt nhiều, để làm gì, thưa Chính phủ?
Lê Cao

Nguồn: Phạt, phạt nữa, phạt mãi ... để làm gì, thưa Chính phủ?

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Nghị định 71 - các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô


Nghị định 71 - các lỗi và mức phạt dành cho xe mô tô và ô tô

Các bảng nêu bên dưới là tổng hợp các mức phạt vi phạm giao thông đối với một số lỗi phổ biến thường gặp trong thực tế áp dụng cho xe mô tô (ví dụ: lỗi vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, đi ngược chiều, chở ba, rẽ không xi nhan, đi xe đi trên hè phố; để xe trên lòng đường, hè phố…) quy định tại Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 10/11/2012).
Lưu ý: Một số lỗi nếu vi phạm ở khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt thì không áp dụng mức phạt chung mà áp dụng mức phạt riêng, cao hơn bình thường.
Xem thêmCác mức phạt về lỗi liên quan đến giấy tờ xe theo nghị định 71/2012
Mức phạt đối với các lỗi: lái xe uống rượu (say rượu), sử dụng ma túy:
STT
Lỗi vi phạm
Mức phạt (VNĐ)
1
Điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
500.000 - 1 triệu
2
Điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở
2 - 3 triệu
3
Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy
2 - 3 triệu
4
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ
2 - 3 triệu
Mức phạt các lỗi quá tốc độ, đua xe trái phép, lạng lách đánh võng:
STT
Lỗi vi phạm
Mức phạt (VNĐ)
1
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h
100.000 - 200.000
2
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h
500.000 - 1 triệu
3
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h
2 - 3 triệu
4
Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây TNGT
2 - 3 triệu
5
Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên
80.000 - 100.000
(100.000 - 200.000 nếu là đô thị ĐB)
6
Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông
200.000 - 400.000
7
Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị
5 - 7 triệu
8
Điều khiển xe thành nhóm từ 2 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định
5 - 7 triệu
Mức phạt đối với các lỗi đi sai làn, chuyển hướng, vượt, nhường đường không đúng quy định:
STT
Lỗi vi phạm
Mức phạt
(VNĐ)
Khu vực nội thành đô thị đặc biệt
1
Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt
60.000 - 80.000
Áp dụng chung
2
Không giữ khoảng cách an toàn để va chạm với xe trước
60.000 - 80.000
Áp dụng chung
3
Không giữ khoảng cách theo quy định của biển “cự ly tối thiểu giữa hai xe”
60.000 - 80.000
Áp dụng chung
4
Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho người đi bộ, xe lăn người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ
60.000 - 80.000
Áp dụng chung
5
Chuyển hướng không nhường đường các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ
60.000 - 80.000
Áp dụng chung
6
Dùng đèn chiếu xa khi tránh nhau
40.000 - 60.000
Áp dụng chung
7
Chuyển làn đường không đúng nơi được phép
80.000 - 100.000
100.000 - 200.000
8
Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước
80.000 - 100.000
100.000 - 200.000
9
Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường
80.000 - 100.000
100.000 - 200.000
10
Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn
80.000 - 100.000
Áp dụng chung
11
Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau
80.000 - 100.000
Áp dụng chung
12
Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật
80.000 - 100.000
Áp dụng chung
13
Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe
80.000 - 100.000
Áp dụng chung
14
Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính
100.000 - 200.000
Áp dụng chung
15
Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ
200.000 - 400.000
Áp dụng chung
16
Không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên
200.000 - 400.000; giữ GPLX 30 ngày
300.000 - 500.000; giữ GPLX 30 ngày
17
Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép
200.000 - 400.000
Áp dụng chung
18
Vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông
2 - 3 triệu; giữ GPLX 60 ngày
Áp dụng chung
19
Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
100.000 - 200.000
300.000 - 500.000; giữ GPLX 30 ngày
Mức phạt các lỗi liên quan phổ biến khác:
STT
Lỗi vi phạm
Mức phạt
(VNĐ)
Mức phạt khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt
1
Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường
60.000 - 80.000
100.000 - 200.000
2
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ, tiến vào ngã tư khi đang có đèn đỏ hoặc đèn vàng)
200.000 - 400.000
300.000 - 500.000
3
Đi ngược chiều của đường một chiều trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp
200.000 - 400.000
Áp dụng chung
4
Đi vào đường cấm, khu vực cấm trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp
200.000 - 400.000
Áp dụng chung
5
Không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định
200.000 - 400.000
400.000-800.000;giữ GPLX 30 ngày
6
Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông
100.000 - 200.000
Áp dụng chung
7
Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người vi phạm pháp luật
100.000 - 200.000
Áp dụng chung
8
Chở theo 2 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người vi phạm pháp luật
100.000 - 200.000
Áp dụng chung
9
Chở theo từ 3 người trở lên trên xe
200.000 - 400.000; Tước GPLX 30 ngày
Áp dụng chung
10
Điều khiển xe đi trên hè phố
200.000 - 400.000
400.000-800.000;giữ GPLX 30 ngày
11
Dừng, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định pháp luật
100.000 - 200.000
300.000 - 500.000
12
Không sử dụng đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn
80.000 - 100.000
Áp dụng chung
13
Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ
200.000 - 400.000
Áp dụng chung
 

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

BLLĐ 2012 - QUY ĐỊNH HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC NƠI CÔNG SỞ

BLLĐ 2012 - Chấm dứt hợp đồng lao động vì bị quấy rối tình dục

Trong những ngày gần đây, dư luận cũng đang có sự quan tâm rất nhiều đến các chính sách mới được quy định trong Bộ luật Lao động 2012 sẽ có hiệu lực từ 01/7/2013, trong đó “Quấy rối tình dục tại nơi làm việc” lần đầu tiên được đưa ra đề làm điều kiện cho người lao động chấm dứt hợp đồng làm việc. Vậy theo luật sư, dưới phương diện của người áp dụng pháp luật có thể hiểu quy định này như thế nào?
Quấy rối tình dục nơi làm việc như hành vi cố tình chạm vào “chỗ nhạy cảm” của đồng nghiệp, buông lời khiếm nhã - Quấy rối tình dục không chỉ là nhưng hành động sờ mó mà đó còn là những lời nói thiếu nghiêm túc mà nhiều phụ nữ làm việc tại các công sở, nơi làm việc vẫn phải chịu những câu hỏi về tuổi tác, những lời bình luận sàm sỡ hay lời nói thô thiển về tình dục.
Quấy rối tình dục nơi làm việc không chỉ riêng nhân viên, người lao động nữ mà các nam nhân viên cũng bị quấy rối ở những mức độ khác nhau và đặc biệt trước xã hội đang có những thay đổi về tư duy nhận thức về giới tính thì nhân viên nam hay nữ ít nhiều đều bị tác động.
Quấy rối tình dục nơi làm việc làm xấu đi các quan hệ lao động, tác động đến tinh thần của nhân viên, người lao động dẫn đến giảm năng suất lao động.
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2012 QUY ĐỊNH HÀNH VI QUẤY RỐI TÌNH DỤC NƠI CÔNG SỞ
/userfiles/files/48709/Files/20901739_images1943799_qr1.jpg

1. Xử lý hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc và nơi công cộng
 Tùy vào tính chất mức độ của các hành vi quấy rối là cơ sở để xử lý. Pháp luật quy định như sau:
- Vấn đề xử lý vi phạm hành chính: Người quấy rối thực hiện những hành vi “Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác” thì theo Điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số73/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 07 năm 2010 “Hành vi vi phạm trật tự công cộng: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Thông thường nạn nhân bị quấy rối tình dục không khiếu nại vì họ cảm thấy xấu hổ vì điều đó nên không dám tố giác những hành vi vi phạm.
- Về mặt hình sự: Nếu hành vi quấy rối mà xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác thì cũng có thể bị xử lý hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự về Tội làm nhục người khác: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Tuy nhiên, đây là tội làm nhục người khác là việc hạ thấp danh dự, nhân phẩm của một người trước một người khác.
            Tuy nhiên, về hành vi của việc quấy rối tình dục không đủ yếu tố để cấu hành tội làm nhục người khác.
Vấn đề xử lý hành vi quấy rối tình dục phụ thuộc rất nhiều vào việc cá nhận bị quấy rối phải tố giác hành vi và phải có những bằng chứng, chứng minh sự xâm phạm của người có hành vi quấy rối. Nhưng với quan điểm của người Á đông, sự mặc cảm về việc bàn tán hay lo sợ mất việc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn trong việc xử lý và hạn chế.
2. Điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc
Trước những hạn chế của việc xử lý hành vi Quấy rối tình dục nơi công sở thì Bộ luật Lao động 2012 thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực ngày 01/5/2013 là cơ sở để người lao động và các tổ chức Công đoàn có một cơ chế an toàn để có thể khiếu nại, đó là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để người lao động được bảo vệ.
Theo quy định Điều 8 Bộ luật Lao động về các hành vi bị nghiêm cấm trong đó có hành vi “ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc”. Luật mới cũng quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động (Điểm c Khoản 1, Điều 37 BLLĐ) “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động
Ngay cả trong việc thuê, mướn người giúp việc, Bộ luật Lao động mới cũng quy định khá nghiêm trong vấn đề này, việc “thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về những khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân” (Khoản 4 Điều 182, BLLĐ) – Đây là nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình. Đồng thời quy định Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động đối với lao động là người giúp việc trong gia đình, cấm “ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình” (Khoản 1 Điều 183, BLLĐ).
Với những điểm mới này là bước khởi đầu cho việc hạn chế sự xâm phạm. Tuy nhiên, BLLĐ mới chưa đưa ra được sự giải thích cụ thể về khái niệm “quấy rối tình dục” để có thể hình dung cụ thể về hành vi nào, lời nói ra sao, điệu bộ, cử chỉ như thế nào mới được xem là “quấy rối tình dục”. Mặc khác, trong BLLĐ cũng chỉ mới nêu những hành vi bị cấm, quyền và nghĩa vụ của người lao động nhưng chưa có những chế tài cụ thể, trách nhiệm bồi thường ra sao.
Vì vậy, để áp dụng được BLLĐ liên quan đến vấn đề “quấy rối tình dục”, cơ quan nhà nước cần có những quy định rõ ràng và cụ thể hơn, có những mức phạt đối với hành vi tương thích. Đồng thời, cần tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo lực lượng lao động và người dân.