Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động (BLLĐ) về tiền lương, trong đó quy định cụ thể nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Theo đó:- Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương ít nhất 5%
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
- Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Nghi định 49/2013 quy định chức năng, nghiệp vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia theo quy định tại Khoản 2 Điều 92; Nguyên tắc xây dựng thanh lương, bảng lương và định mức lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 93 của Bộ luật Lao động.
Khoản 2 điều 92 của BLLĐ:
Khoản 1 Điều 93:Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia..............2. Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Download - tải Nghị định 49 năm 2013 tại:Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động1. Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét