Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

HƯỚNG DẪN KHAI BỔ SUNG THUẾ GTGT

Khi chưa hết hạn nộp hồ sơ khai thuế (đối với TK thuế GTGT khấu trừ khai theo tháng là ngày 20 của tháng sau, TK thuế GTGT khấu trừ khai theo quý là ngày 30 của tháng tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế). Nếu người nộp thuế (NNT) phát hiện hồ sơ đã gửi có sai sót thì lập lại tờ khai mới và gửi cơ quan thuế đánh dấu trạng thái trên tờ khai là lần đầu (Tờ khai này sẽ thay thế cho tờ khai đã nộp trước đó).

Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định nếu NNT phát hiện sai sót thì NNT không nộp lại tờ khai trạng thái lần đầu mà thực hiện kê khai bằng Tờ khai bổ sung theo các hướng dẫn sau:

1/ Nếu tại kỳ gốc (kỳ khai sai phải khai bổ sung) có phát sinh số thuế phải nộp (chỉ tiêu [40]) trên TK thuế GTGT mẫu 01/GTGT:

1.1 Nếu điều chỉnh số liệu làm tăng số phải nộp thì :
- Lập tờ khai với số liệu đúng, tích vào ô trạng thái bổ sung lần ...
- Lập Bảng giải trình mẫu 01/KHBS.
- NNT tự tính phạt chậm nộp trên số thuế tăng thêm kể từ ngày hết hạn nộp thuế của tờ khai thuế lần đầu, nộp thuế tiền thuế tăng thêm và tiền phạt chậm nộp.

1.2 Nếu điều chỉnh số liệu làm giảm số phải nộp thì :
- Lập tờ khai với số liệu đúng, tích vào ô trạng thái bổ sung lần ...
- Lập Bảng giải trình mẫu 01/KHBS.
Số thuế điều chỉnh giảm được bù trừ vào số phát sinh phải nộp của tháng hiện tại (nếu có) hoặc các kỳ khai thuế tiếp theo.
Chú ý: Trường hợp này ko thực hiện điều chỉnh vào chỉ tiêu 37, 38 của tờ khai tháng hiện tại.

2/ Nếu tại kỳ kê khai gốc có số thuế còn được khấu trừ (chỉ tiêu [43], số liệu này chưa dừng khấu trừ, cơ quan thuế chưa có quyết định hoàn thuế. NNT phát hiện số liệu sai cần điều chỉnh, số liệu sau khi điều chỉnh làm thay đổi số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (chỉ tiêu [43]).

2.1 Nếu điều chỉnh làm giảm chỉ tiêu [43]:
- Lập tờ khai với số liệu đúng, tích vào ô trạng thái bổ sung lần ...
- Lập Bảng giải trình mẫu 01/KHBS.
- Điều chỉnh giảm số thuế GTGT của các kỳ trước (tăng thuế GTGT đầu ra hoặc giảm thuế GTGT đầu vào,...) vào chỉ tiêu [37] của Tờ khai lần đầu của kỳ kê khai hiện tại ( kỳ lập hồ sơ kê khai điều chỉnh).

2.2 Nếu điều chỉnh làm tăng chỉ tiêu [43]:
- Lập tờ khai với số liệu đúng, tích vào ô trạng thái bổ sung lần ...
- Lập Bảng giải trình mẫu 01/KHBS.
- Điều chỉnh giảm số thuế GTGT của các kỳ trước (giảm thuế GTGT đầu ra hoặc tăng thuế GTGT đầu vào,...) vào chỉ tiêu [38] của Tờ khai lần đầu của kỳ kê khai hiện tại (kỳ lập hồ sơ kê khai điều chỉnh).

Trường hợp điều chỉnh giảm số thuế còn được khấu trừ, người nộp thuế đã dừng khấu trừ, đã có quyết định hoàn thuế. Hồ sơ gồm:
- Lập tờ khai với số liệu đúng, tích vào ô trạng thái bổ sung lần ...
- Lập Bảng giải trình mẫu 01/KHBS.
- Xác định số thuế chênh lệch đã được hoàn phải nộp lại; NNT tính phạt chậm nộp từ ngày được hoàn thuế.

3/ Nếu tại kỳ kê khai gốc có số thuế còn được khấu trừ (chỉ tiêu [43]sau khi điều chỉnh thì giảm hết số còn được khấu trừ ở chỉ tiêu [43] và phát sinh số phải nộp:
- Lập tờ khai với số liệu đúng, tích vào ô trạng thái bổ sung lần ...
- Lập Bảng giải trình mẫu 01/KHBS.
NNT tự tính phạt chậm nộp trên số thuế tăng thêm (số phải nộp trên chỉ tiêu 40 của tờ khai bổ sung) kể từ ngày hết hạn nộp thuế của tờ khai thuế lần đầu, nộp thuế tiền thuế tăng thêm và tiền phạt chậm nộp.
- Điều chỉnh giảm số còn được khấu trừ vào chỉ tiêu [37] của Tờ khai lần đầu của kỳ kê khai hiện tại ( kỳ lập hồ sơ kê khai điều chỉnh).

4/ Nếu tại kỳ gốc có số phải nộp (chỉ tiêu [40]) sau khi điều chỉnh thì giảm hết số phải nộp ở chỉ tiêu 40 và phát sinh số còn được khấu trừ chuyển kỳ sau:
- Lập tờ khai với số liệu đúng, tích vào ô trạng thái bổ sung lần ...
- Lập Bảng giải trình mẫu 01/KHBS.
Số thuế điều chỉnh giảm (chỉ tiêu [40]) được bù trừ vào số phát sinh phải nộp của tháng hiện tại (nếu có) hoặc các kỳ khai thuế tiếp theo.
- Điều chỉnh số còn được khấu trừ (phát sinh mới số khấu trừ trên chỉ tiêu [43] của tờ khai bổ sung ) vào chỉ tiêu [38] của Tờ khai lần đầu của kỳ kê khai hiện tại (kỳ lập hồ sơ kê khai điều chỉnh).

5/ Người nộp thuế sau khi nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế, phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung, điều chỉnh, nhưng không làm tăng giảm số thuế GTGT phải nộp ( sai sót về doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào, mã số thuế hoặc tên công ty...) thì người nộp thuế có văn bản giải trình kèm theo tờ khai thuế GTGT mới thay thế, không phải lập bản giải trình kê khai bổ sung điều chỉnh mẫu 01/KHBS.

Cơ quan thuế căn cứ văn bản giải trình, điều chỉnh lại số liệu tờ khai, người nộp thuế kê khai bổ sung, điều chỉnh theo số liệu tờ khai mới.

Nguồn: https://www.facebook.com/ketoanthue.bhxh/posts/474060096047821

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Nghị định 182/2013/NĐ-CP: mức lương tối thiểu vùng năm 2014

Ngày 14 tháng 11 năm 2013 Chính phũ đã ban hành Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động

Theo đó mức lương tối thiểu vùng được áp dụng như sau:

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.700.000 đồng/tháng

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.400.000 đồng/tháng

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2.100.000 đồng/tháng

- Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV áp dụng mức lương tối thiểu vùng 1.900.000 đồng/tháng

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2013, Mức lương tối thiểu vùng như trên được áp dụng từ ngày 01/01/2014

Nghị định này thay thế nghị định 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012


Download toàn nội dung vb của Nghị định 182/2013/NĐ-CP tại:

Nghị định 182/2013/NĐ-CP : Quy định mức lương tối thiểu vùng mới từ năm 2014

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Nghị định 171/2013 Quy định xử phạt hành chính giao thông đường bộ đường sắt

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, đáng chú ý khoản 4 điều 30 về xử phạt từ 1.000.000 đồng - 4.000.000 đồng không sang tên xe đổi chủ đối với:
- Xe ôtô: xử phạt không sang tên xe chính chủ với ôtô từ ngày 1/1/2015 ;
- Xe gắn máy: xử phạt không sang tên xe chính chủ với ôtô từ ngày 1/1/2017;
Khoản 4, điều 30:
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ôt tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô  thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kêé tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
Download hoặc tải toàn bộ nội dung văn bản của Nghị định 171/2013 của Chính phủ trực tiếp tại đây: Nghị định 171/2013 Quy định xử phạt hành chính giao thông đường bộ đường sắt

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Văn bản quy phạm pháp luật, không phải ai cũng biết!

Nhân ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, hòa mình vào các hoạt động của cơ quan nhà nước, mình cũng muốn đóng góp một chút công sức vào công việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật…
Tất cả các mối quan hệ xã hội phát sinh đều được pháp luật điều chỉnh. Hình thức thể hiện của pháp luật chính là thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, vấn đề đặt ra là, muốn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân hiệu quả thì phải giúp họ nhận biết văn bản quy phạm pháp luật là cái gì, tiếp cận nó từ đâu và áp dụng nó ra sao???
Với tư tưởng “Đừng ra trận khi bạn không hiểu vũ khí của mình sử dụng như thế nào”, dựa vào kiến thức và kinh nghiệm bản thân, tôi xin trình bày một số vấn đề liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật một cách thực tế nhất, gợi mở thêm một số vấn đề để mọi người cùng thảo luận

Khái niệm chung:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
I. Cách nhận biết văn bản QPPL
1.     Dựa vào số hiệu:
Từ năm 1996 cho đến nay, trong số hiệu văn bản QPPL có số năm ban hành. Ví dụ: 17/2008/QH12; 71/2012/NĐ-CP; 03/2013/TT-BTC, 09/2013/QĐ-UBND…
2.     Dựa vào cơ quan ban hành văn bản và loại văn bản:

Cơ quan ban hành VB01/01/1997 - 27/12/200227/12/2002 - 01/01/200901/01/2009 - nay
Quốc hộiHiến pháp, luật, nghị quyếtHiến pháp, luật, nghị quyếtHiến pháp, luật, nghị quyết
UBTVQHPháp lệnh, nghị quyết;Pháp lệnh, nghị quyết;Pháp lệnh, nghị quyết; Nghị quyết liên tịch
Chủ  tịch  nứơcLệnh, quyết địnhLệnh, quyết địnhLệnh, quyết định
Chính phủNghị quyết, Nghị địnhNghị quyết, Nghị địnhNghị định; Nghị quyết liên tịch
Thủ TướngQuyết định, chỉ thịQuyết định, chỉ thịQuyết định
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộQuyết định, chỉ thị, thông tưQuyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịchThông tư; Thông tư liên tịch
Hội đồng Thẩm phán TANDTCNghị quyếtNghị quyếtNghị quyết
Chánh án TANDTCKhông được ban hànhQuyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịchThông tư; Thông tư liên tịch
Viện trưởng VKSNDTCQuyết định, chỉ thị, thông tưQuyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịchThông tư; Thông tư liên tịch
Tổng Kiểm toán Nhà nướcKhông được ban hànhKhông được ban hànhQuyết định
01/01/1997 - 27/12/200227/12/2002 - 01/04/200501/04/2005 - nay
Hội đồng nhân dânNghị QuyếtNghị QuyếtNghị Quyết
Ủy ban nhân dânQuyết định, Chỉ thịQuyết định, Chỉ thịQuyết định, Chỉ thị
II. Một số lưu ý khi sử dụng văn bản quy phạm pháp luật:
1.     Hiệu lực của văn bản
a)     Thời điểm có hiệu lực:
Thông thường, văn bản sẽ quy định ngày có hiệu lực của nó, nhưng một số trường hợp phải căn cứ vào Luật ban hành văn bản để xác định ngày có hiệu lực.

Loại vb01/01/1997 - 27/12/200227/12/2002 - 01/01/200901/01/2009 - nay
Do QH và UBTVQH ban hànhCó hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.Có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.- Được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

- Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành.
Do CTN ban hànhCó hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
Các vb còn lạiCó hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký văn bản hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó.Có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó.
VB đặc biệtVăn bản được ban hành quy định các biện pháp thi hành trong trương hợp khẩn cấp tạm thời do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có thể có hiệu lực sớm hơn hơn 15 ngày kể từ ngày ký văn bản.Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn so với các văn bản thường.Văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp có thể có hiệu lực trước khi đăng công báo.

Văn bản có nội dung thuộc bí thộc bí mật nhà nước không cần đăng Công báo vẫn có hiệu lực.
01/04/2005 - nay01/04/2005 - nay01/04/2005 - nay
VB của HĐND và UBNDVBQPPL cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
VB quy định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.
VBQPPL cấp huyện có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
Không quy định hiệu lực trở về trước đối với vb qppl của HĐND và UBND
VBQPPL cấp xã có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
b)    Khoảng thời gian áp dụng
Thông thường, văn bản qppl có hiệu lực áp dụng trong khoảng thời gian từ ngày văn bản có hiệu lực cho đến ngày văn bản hết hiệu lực, trừ một số trường hợp:
+ Một phần nội dung của văn bản có hiệu lực trở về trước: Phần nội dung có hiệu lực trở về trước đó sẽ được áp dụng trước thời điểm văn bản có hiệu lực.
+ Hiệu lực của văn bản bị gián đoạn do bị đình chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian
+ Văn bản đặc thù chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian: Cho dù không có văn bản nào khác thay thế hủy bỏ các văn bản này để đưa nó về tình trạng hết hiệu lực thì hiệu lực áp dụng của nó cũng chỉ nằm trong khoảng thời gian đã được quy định.
+ Văn bản bị sửa đổi bổ sung đính chính: mặc dù tình trạng vẫn còn hiệu lực nhưng những nội dung bị sửa đổi thay thế đính chính thì không còn hiệu lực nữa. Ngày hết hiệu lực của những nội dung  trên là ngày có hiệu lực của văn bản bị sửa đổi bổ sung đính chính (hoặc quy định ngày cụ thể khác).
c)     Thời điểm hết hiệu lực
1 văn bản chỉ hết hiệu lực khi có văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay thế hủy bỏ bãi bỏ hoặc hết thời hạn có hiệu lực được quy định ngay tại văn bản đó.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp cơ quan ban hành văn bản không biết được trước đây mình đã ban hành những văn bản, quy định nào cho nên cuối văn bản thường phòng hờ một đoạn “Những quy định trước đây trái với quy định của văn bản này đều bị bãi bỏ”
Mặc dù Luật ban hành văn bản quy định rõ phải chỉ định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm bị thay thế sửa đổi…. Tuy nhiên thực tế áp dụng bạn phải vận dụng hết kiến thức, kinh nghiệm, sự trợ giúp từ nhiều nguồn để có thể tránh trường hợp sử dụng những nội dung cũ chưa được “chính thức” hết hiệu lực
* Nếu không nắm rõ các nguyên tắc xác định hiệu lực văn bản như trên, người sử dụng văn bản rất dễ gặp phải các rủi ro như: hành vi thực hiện sẽ không được thừa nhận, nếu có thiệt hại phát sinh sẽ phải bồi thường…
2.     Phạm vi, đối tượng áp dụng
Văn bản chỉ có giá trị áp dụng trong phạm vi và đối tượng áp dụng của mình, đa số tất cả văn bản đều có quy định về nội dung này tại phần đầu văn bản. Do đó, trước khi áp dụng bất kì quy định nào trong văn bản, nên xem lại thật kỹ phần phạm vi và đối tượng áp dụng, để tránh được các rủi ro đánh tiếc.
VD: Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH về bảo hiểm thất nghiệp trong phần phạm vi áp dụng có nói:
“Đối với người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, nếu không tham khảo kỹ nội dung này mà lấy bất kỳ quy định nào khác trong Thông tư 32 áp dụng cho đối tượng không tham gia bảo hiểm thất thất nghiệp thì sai hoàn toàn.
3.     Lựa chọn văn bản áp dụng
Pháp luật Việt Nam còn chưa được hoàn thiện, nhiều nội dung chồng chéo lên nhau là thực tế mà không chuyên gia nào trong lĩnh vực pháp luật phủ nhận. Do đó, đương nhiên có những trường hợp có nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề, lúc đó phải có sự cân nhắc phù hợp đề tìm ra luật áp dụng:
+ Áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn.
+ Áp dụng văn bản mới hơn.
+ Trường hợp văn bản có giá trị pháp lý như nhau thì luật riêng ưu tiên hơn luật chung; luật nào sát với lĩnh vực của vấn đề thì ưu tiên hơn các lĩnh vực khác.
+ Đối với luật nội dung thì sự việc xảy ra vào thời gian nào thì lấy văn bản có hiệu lực vào thời điểm đó để giải quyết, còn về luật hình thức thì áp dụng văn bản có hiệu lực lúc quan hệ được đem ra giải quyết
+ …
III. Kết thúc và câu hỏi thảo luận:
            “Đừng ra trận khi bạn không hiểu vũ khí của mình sử dụng như thế nào”. Mong rằng bài viết này mang lại điều gì đó hữu ích cho mục tiêu phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân mà cả nước đang phấn đấu thực hiện. Để chúng ta, những người trong nghề luật, cùng với người dân và nhà nước có thể cùng nhau thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần.
            Bài viết dựa trên số lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi, rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiều từ các chuyên gia trong ngành để bài viết đạt được hiệu quả cao nhất.
            Một số câu hỏi thảo luận xoay quanh chủ đề Văn bản quy  phạm pháp luật, có những câu hỏi mang tính nhắc nhớ lại kiến thức, có những câu đặt ra cho chúng ta những dấu chấm hỏi lớn mà khi giải quyết nó có thể phát sinh vấn đề có giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng…

1.     Cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư thì có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch, và ngược lại?
2.     Văn bản qppl không đăng công báo thì không có giá trị áp dụng?
3.     Hai nội dung khác nhau trong 2 văn bản QPPL khác nhau cùng điều chỉnh một vấn đề thì áp dụng cả hai nội dung đó?
4.     Bãi bỏ, hủy bỏ chỉ khác nhau  về cách nói, bản chất là như nhau?

 Nguồn: Văn bản quy phạm pháp luật, không phải ai cũng biết!

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Công văn 4409/BHXH-CSXH hướng dẫn giải quyết hưởng chế độ BHXH từ 01/7/2013

 Công văn 4409/BHXH-CSXH hướng dẫn giải quyết hưởng một số chế độ BHXH kể từ ngày 01/7/2013

Công văn 4409 hướng ẫn giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với một số trường hợp cụ thể:

- Chế độ ốm đau thai sản;

- Chế độ tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN);

- Mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản và TNLĐ - BNN được tính theo mức lương cơ sở tại tháng người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

- Chế độ hưu trí;

- Trợ cấp BHXH một lần;

- Về giải quết chế độ đột tử;

Toàn bộ nội dung Công văn 4409/BHXH có thể download ở đây: http://danluat.thuvienphapluat.vn/cong-van-4409-bhxh-csxh-huong-dan-giai-quyet-huong-che-do-bhxh-tu-01-7-2013-104000.aspx