Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Nghị định 171/2013 Quy định xử phạt hành chính giao thông đường bộ đường sắt

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo đó, đáng chú ý khoản 4 điều 30 về xử phạt từ 1.000.000 đồng - 4.000.000 đồng không sang tên xe đổi chủ đối với:
- Xe ôtô: xử phạt không sang tên xe chính chủ với ôtô từ ngày 1/1/2015 ;
- Xe gắn máy: xử phạt không sang tên xe chính chủ với ôtô từ ngày 1/1/2017;
Khoản 4, điều 30:
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ôt tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô  thực hiện hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kêé tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Nghị định này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
Download hoặc tải toàn bộ nội dung văn bản của Nghị định 171/2013 của Chính phủ trực tiếp tại đây: Nghị định 171/2013 Quy định xử phạt hành chính giao thông đường bộ đường sắt

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Văn bản quy phạm pháp luật, không phải ai cũng biết!

Nhân ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, hòa mình vào các hoạt động của cơ quan nhà nước, mình cũng muốn đóng góp một chút công sức vào công việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật…
Tất cả các mối quan hệ xã hội phát sinh đều được pháp luật điều chỉnh. Hình thức thể hiện của pháp luật chính là thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, vấn đề đặt ra là, muốn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân hiệu quả thì phải giúp họ nhận biết văn bản quy phạm pháp luật là cái gì, tiếp cận nó từ đâu và áp dụng nó ra sao???
Với tư tưởng “Đừng ra trận khi bạn không hiểu vũ khí của mình sử dụng như thế nào”, dựa vào kiến thức và kinh nghiệm bản thân, tôi xin trình bày một số vấn đề liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật một cách thực tế nhất, gợi mở thêm một số vấn đề để mọi người cùng thảo luận

Khái niệm chung:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
I. Cách nhận biết văn bản QPPL
1.     Dựa vào số hiệu:
Từ năm 1996 cho đến nay, trong số hiệu văn bản QPPL có số năm ban hành. Ví dụ: 17/2008/QH12; 71/2012/NĐ-CP; 03/2013/TT-BTC, 09/2013/QĐ-UBND…
2.     Dựa vào cơ quan ban hành văn bản và loại văn bản:

Cơ quan ban hành VB01/01/1997 - 27/12/200227/12/2002 - 01/01/200901/01/2009 - nay
Quốc hộiHiến pháp, luật, nghị quyếtHiến pháp, luật, nghị quyếtHiến pháp, luật, nghị quyết
UBTVQHPháp lệnh, nghị quyết;Pháp lệnh, nghị quyết;Pháp lệnh, nghị quyết; Nghị quyết liên tịch
Chủ  tịch  nứơcLệnh, quyết địnhLệnh, quyết địnhLệnh, quyết định
Chính phủNghị quyết, Nghị địnhNghị quyết, Nghị địnhNghị định; Nghị quyết liên tịch
Thủ TướngQuyết định, chỉ thịQuyết định, chỉ thịQuyết định
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộQuyết định, chỉ thị, thông tưQuyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịchThông tư; Thông tư liên tịch
Hội đồng Thẩm phán TANDTCNghị quyếtNghị quyếtNghị quyết
Chánh án TANDTCKhông được ban hànhQuyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịchThông tư; Thông tư liên tịch
Viện trưởng VKSNDTCQuyết định, chỉ thị, thông tưQuyết định, chỉ thị, thông tư, Thông tư liên tịchThông tư; Thông tư liên tịch
Tổng Kiểm toán Nhà nướcKhông được ban hànhKhông được ban hànhQuyết định
01/01/1997 - 27/12/200227/12/2002 - 01/04/200501/04/2005 - nay
Hội đồng nhân dânNghị QuyếtNghị QuyếtNghị Quyết
Ủy ban nhân dânQuyết định, Chỉ thịQuyết định, Chỉ thịQuyết định, Chỉ thị
II. Một số lưu ý khi sử dụng văn bản quy phạm pháp luật:
1.     Hiệu lực của văn bản
a)     Thời điểm có hiệu lực:
Thông thường, văn bản sẽ quy định ngày có hiệu lực của nó, nhưng một số trường hợp phải căn cứ vào Luật ban hành văn bản để xác định ngày có hiệu lực.

Loại vb01/01/1997 - 27/12/200227/12/2002 - 01/01/200901/01/2009 - nay
Do QH và UBTVQH ban hànhCó hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.Có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.- Được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

- Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành.
Do CTN ban hànhCó hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
Các vb còn lạiCó hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký văn bản hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó.Có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn nếu được quy định tại văn bản đó.
VB đặc biệtVăn bản được ban hành quy định các biện pháp thi hành trong trương hợp khẩn cấp tạm thời do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có thể có hiệu lực sớm hơn hơn 15 ngày kể từ ngày ký văn bản.Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn so với các văn bản thường.Văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp có thể có hiệu lực trước khi đăng công báo.

Văn bản có nội dung thuộc bí thộc bí mật nhà nước không cần đăng Công báo vẫn có hiệu lực.
01/04/2005 - nay01/04/2005 - nay01/04/2005 - nay
VB của HĐND và UBNDVBQPPL cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
VB quy định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.
VBQPPL cấp huyện có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
Không quy định hiệu lực trở về trước đối với vb qppl của HĐND và UBND
VBQPPL cấp xã có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
b)    Khoảng thời gian áp dụng
Thông thường, văn bản qppl có hiệu lực áp dụng trong khoảng thời gian từ ngày văn bản có hiệu lực cho đến ngày văn bản hết hiệu lực, trừ một số trường hợp:
+ Một phần nội dung của văn bản có hiệu lực trở về trước: Phần nội dung có hiệu lực trở về trước đó sẽ được áp dụng trước thời điểm văn bản có hiệu lực.
+ Hiệu lực của văn bản bị gián đoạn do bị đình chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian
+ Văn bản đặc thù chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian: Cho dù không có văn bản nào khác thay thế hủy bỏ các văn bản này để đưa nó về tình trạng hết hiệu lực thì hiệu lực áp dụng của nó cũng chỉ nằm trong khoảng thời gian đã được quy định.
+ Văn bản bị sửa đổi bổ sung đính chính: mặc dù tình trạng vẫn còn hiệu lực nhưng những nội dung bị sửa đổi thay thế đính chính thì không còn hiệu lực nữa. Ngày hết hiệu lực của những nội dung  trên là ngày có hiệu lực của văn bản bị sửa đổi bổ sung đính chính (hoặc quy định ngày cụ thể khác).
c)     Thời điểm hết hiệu lực
1 văn bản chỉ hết hiệu lực khi có văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay thế hủy bỏ bãi bỏ hoặc hết thời hạn có hiệu lực được quy định ngay tại văn bản đó.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp cơ quan ban hành văn bản không biết được trước đây mình đã ban hành những văn bản, quy định nào cho nên cuối văn bản thường phòng hờ một đoạn “Những quy định trước đây trái với quy định của văn bản này đều bị bãi bỏ”
Mặc dù Luật ban hành văn bản quy định rõ phải chỉ định rõ tên văn bản, điều, khoản, điểm bị thay thế sửa đổi…. Tuy nhiên thực tế áp dụng bạn phải vận dụng hết kiến thức, kinh nghiệm, sự trợ giúp từ nhiều nguồn để có thể tránh trường hợp sử dụng những nội dung cũ chưa được “chính thức” hết hiệu lực
* Nếu không nắm rõ các nguyên tắc xác định hiệu lực văn bản như trên, người sử dụng văn bản rất dễ gặp phải các rủi ro như: hành vi thực hiện sẽ không được thừa nhận, nếu có thiệt hại phát sinh sẽ phải bồi thường…
2.     Phạm vi, đối tượng áp dụng
Văn bản chỉ có giá trị áp dụng trong phạm vi và đối tượng áp dụng của mình, đa số tất cả văn bản đều có quy định về nội dung này tại phần đầu văn bản. Do đó, trước khi áp dụng bất kì quy định nào trong văn bản, nên xem lại thật kỹ phần phạm vi và đối tượng áp dụng, để tránh được các rủi ro đánh tiếc.
VD: Thông tư 32/2010/TT-BLĐTBXH về bảo hiểm thất nghiệp trong phần phạm vi áp dụng có nói:
“Đối với người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy, nếu không tham khảo kỹ nội dung này mà lấy bất kỳ quy định nào khác trong Thông tư 32 áp dụng cho đối tượng không tham gia bảo hiểm thất thất nghiệp thì sai hoàn toàn.
3.     Lựa chọn văn bản áp dụng
Pháp luật Việt Nam còn chưa được hoàn thiện, nhiều nội dung chồng chéo lên nhau là thực tế mà không chuyên gia nào trong lĩnh vực pháp luật phủ nhận. Do đó, đương nhiên có những trường hợp có nhiều văn bản cùng điều chỉnh một vấn đề, lúc đó phải có sự cân nhắc phù hợp đề tìm ra luật áp dụng:
+ Áp dụng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn.
+ Áp dụng văn bản mới hơn.
+ Trường hợp văn bản có giá trị pháp lý như nhau thì luật riêng ưu tiên hơn luật chung; luật nào sát với lĩnh vực của vấn đề thì ưu tiên hơn các lĩnh vực khác.
+ Đối với luật nội dung thì sự việc xảy ra vào thời gian nào thì lấy văn bản có hiệu lực vào thời điểm đó để giải quyết, còn về luật hình thức thì áp dụng văn bản có hiệu lực lúc quan hệ được đem ra giải quyết
+ …
III. Kết thúc và câu hỏi thảo luận:
            “Đừng ra trận khi bạn không hiểu vũ khí của mình sử dụng như thế nào”. Mong rằng bài viết này mang lại điều gì đó hữu ích cho mục tiêu phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân mà cả nước đang phấn đấu thực hiện. Để chúng ta, những người trong nghề luật, cùng với người dân và nhà nước có thể cùng nhau thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần.
            Bài viết dựa trên số lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi, rất mong nhận được sự giúp đỡ nhiều từ các chuyên gia trong ngành để bài viết đạt được hiệu quả cao nhất.
            Một số câu hỏi thảo luận xoay quanh chủ đề Văn bản quy  phạm pháp luật, có những câu hỏi mang tính nhắc nhớ lại kiến thức, có những câu đặt ra cho chúng ta những dấu chấm hỏi lớn mà khi giải quyết nó có thể phát sinh vấn đề có giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng…

1.     Cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư thì có thẩm quyền ban hành Thông tư liên tịch, và ngược lại?
2.     Văn bản qppl không đăng công báo thì không có giá trị áp dụng?
3.     Hai nội dung khác nhau trong 2 văn bản QPPL khác nhau cùng điều chỉnh một vấn đề thì áp dụng cả hai nội dung đó?
4.     Bãi bỏ, hủy bỏ chỉ khác nhau  về cách nói, bản chất là như nhau?

 Nguồn: Văn bản quy phạm pháp luật, không phải ai cũng biết!

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Công văn 4409/BHXH-CSXH hướng dẫn giải quyết hưởng chế độ BHXH từ 01/7/2013

 Công văn 4409/BHXH-CSXH hướng dẫn giải quyết hưởng một số chế độ BHXH kể từ ngày 01/7/2013

Công văn 4409 hướng ẫn giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với một số trường hợp cụ thể:

- Chế độ ốm đau thai sản;

- Chế độ tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN);

- Mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản và TNLĐ - BNN được tính theo mức lương cơ sở tại tháng người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.

- Chế độ hưu trí;

- Trợ cấp BHXH một lần;

- Về giải quết chế độ đột tử;

Toàn bộ nội dung Công văn 4409/BHXH có thể download ở đây: http://danluat.thuvienphapluat.vn/cong-van-4409-bhxh-csxh-huong-dan-giai-quyet-huong-che-do-bhxh-tu-01-7-2013-104000.aspx

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Thông tư 111 Hướng dẫn cách tính thuế TNCN 2013

thông tư 111 - cách tính thuế thu nhập cá nhân 2013

Nội dung hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân 2013:

- Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 5%
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 20%
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển chứng khoán:
+ Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất 20%
+ Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoản từng lần
Thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng * Thuế suất 0,1%
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng: áp dụng theo biểu thuế toàn phần là 10%.
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế* Thuế suất 10%
Để nắm chi tiết hơn cách tính thuế thu nhập cá nhân 2013 bạn cần biết:
Thuế thu nhập cá nhân 2013 sẽ được "tính":
Công thức chung: 
Thuế thu nhập cá nhân = (Thu nhập - 9 triệu - (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * Thuế suất
Tổng Lương = Lương CB + Lương trách nhiệm(Nếu có) + Phụ cấp(Nếu có >680.000VNĐ)
Các khoản giảm trừ = Mức thu nhập bản thân(9 triêu) + Số người phụ thuộc*3.6 triệu + Bảo hiểm bắt buộc(9.5%)
Hoặc Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế * Thuế suất
Trong đó: Thu nhập tính thuế = Tổng Lương – Các khoản giảm trừ

Biểu thuế lũy tiến từng phần

Bậc thuế
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)
Thuế suất (%)
1
Đến 60Đến 5
5
2
Trên 60 đến 120Trên 5 đến 10
10
3
Trên 120 đến 216Trên 10 đến 18
15
4
Trên 216 đến 384Trên 18 đến 32
20
5
Trên 384 đến 624Trên 32 đến 52
25
6
Trên 624 đến 960Trên 52 đến 80
30
7
Trên 960Trên 80
35

Ví dụ cụ thể về cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2013
Một chị tên Hân trong tháng 10/2013 có thu nhập 30 triêu/tháng và đang nuôi hai con nhỏ ngoài ra chị này rất tốt còn đóng góp 1 triêu cho một cơ sở nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và chi 2 triệu đồng để mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc.
Vậy cho hỏi chị Hân phải đóng bao nhiêu tiền thuế thu nhập cá nhân trong tháng 10/2013 là bao nhiêu?
Trả lời ví dụ trên:
Tổng thu nhập chịu thuế : 30 triệu đồng
Giảm trừ gia cảnh= 9 triệu + 7,2 triệu(2 đứa con x 3,2 triệu ) = 16,2 triệu
Thu nhập tính thuế = 30 triệu – (16,2 triệu +1 triệu + 2 triệu) = 10,8 triệu vậy chị Lan phải đóng ở bậc thuế 3 trong biểu thuế lũy tiến
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = (5 triệu x 5%) + (10triệu – 5 triệu) x 10%  + (10,8 triêu – 10)x 15%= 870.000 VNĐ
Vậy chị Hân phải đóng số tiền thuế TNCN trong tháng 10/2013 là 870.000 VN

Nguồn:

THÔNG TƯ 111 - CÁCH TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2013


Download thông tư 111/2013 trực tiếp tại:

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013

VIRU - Việt Nga Sài Gòn vi phạm pháp luật?

Đây là trường hợp Công ty TNHH ĐT Việt Nga Sài Gòn ( VIRU SG ) đã vi phậm pháp luật đối với người lao động, cụ thể qua vụ việc của người bạn thân của tôi:
Tôi ký hợp đồng làm việc với công ty TNHH ĐT Việt Nga Sài Gòn ( VIRU SG ) từ ngày 01/06/2012 , thời hạn là 1 năm với ví trí là nhân viên kinh doanh . Mức lương tôi ký với công ty là : Lương cơ bản 5.000.000 VND , Phụ cấp 1.000.000 , Thưởng 2.000.000 ( không kèm theo ràng buộc bất kì doanh số gì trên hợp đồng ) .
Nhưng sau khi nghỉ tết ngày 25/02/2013  tôi nhận được quyết định buộc thôi việc của công ty  , quyết định thôi việc có thời gian là ngày 01/02/2013 và ngày 28/02/2013 tôi phải nghỉ việc . Quyết định buộc tôi thôi việc với lý do :
  • Vi phạm nội quy của công ty .
  • Không hoàn thành các chỉ tiêu của công ty .
  • Vì nhu cầu của công ty nên cắt giảm nhân sự .
Ở nội dung thứ nhất tôi không vi phạm nội quy của công ty và không có bất kỳ biên bản nào được thành lập với lý do tôi vi phạm nội quy của công ty .
Nội dung thứ hai : hàng tháng tôi luôn nhận được thưởng của công ty .
Nội dung thứ ba : công ty đã tuyển thêm nhân sự thay thế cho ví trí của tôi .
Sau khi nhận được quyết định buộc thôi việc , vì công việc chưa được bàn giao xong nên công ty yêu cầu tôi hỗ trợ để giải quyết các công nợ và bàn giao khách hàng cho công ty . Tôi đã đi bàn giao công việc với nhân viên của công ty đầy đủ trong tháng 3 và đầu tháng 4 nhưng công ty không chịu thanh toán cho tôi lương tháng 2 và tháng 3 tôi đã làm việc mặc dù tôi đã nhiều lần yêu cầu .
Trong quá trình đi thu hồi công nợ tôi đã tạm giữ của công ty 24 phiếu xuất hàng tương ứng với 17 khách hàng với tổng số tiền là 36.122.213 VND . Trong đó tôi đã thu từ khách hàng số tiền là  3.345.843 VND và hàng hóa khách hàng trả về tương ứng với số tiền là 11.351.211 VND .
Tôi cảm thấy quyền lợi của tôi không được bảo vệ nên tôi đã tạm giữ các giấy tờ , tiền và hàng hóa đồng thời tôi nhờ sự hỗ trợ tư vấn từ tổng đài về luật lao động . Họ đã hướng dẫn tôi liên hệ với luật sư để khởi kiện ra tòa án nhân dân quận Thủ Đức và tòa đã tiếp nhận hồ sơ của tôi hồi đầu tháng 6 .
Sau nhiều lần tòa gửi thư mời hai bên lên để giải quyết nhưng phía đại diện công ty Việt Nga Sài Gòn không chịu có mặt với lý do là không nhận được thư mời . Ngày 25/09/2013 sau khi tòa tống đạt lần thứ 3 công ty mới cử đại diện lên tòa gặp để đối chất .
Trong cuộc đối chất tòa đã hòa giải hai bên : tôi trả lại hết các chứng từ liên quan đến khách hàng ( bao gồm cả tiền và hàng hóa ) tôi đã thu được từ khách hàng và công ty sẽ bồi thường cho tôi với số tiền là 30.000.000 VND . Hai bên đều chấp nhận với mức bồi thường này . Nhưng vì cả hai bên đều không thuận tiện cho việc bàn giao nên tòa hẹn ngày 30/09/2013 sẽ gặp và tiến hành trao trả , bàn giao mọi tài sản tại tòa , kết thúc vụ kiện .
Về phần tôi , thứ 7 ngày 28/09/2013 tôi đã lên công ty để xác nhận lại các công nợ và tình trạng khách hàng tôi đã giải quyết xong để dễ dàng cho việc hòa giải tại lần vào ngày 30/ 09/ 2013 . Thế nhưng hôm nay 29/09/2013 tôi gọi điện thoại cho anh Đinh Xuân Hiệp ( đại diện cho công ty ) để thông báo cho công ty cho người lên chở hàng hóa về sau khi đã trao trả lại hàng hóa tại tòa thì được anh này bảo là không đồng ý với việc hòa giải tại tòa trước đó và nhắn tin cho tôi cụ thể là : “ với toàn bộ chứng cứ từ khách hàng , anh đã nộp đơn tố cáo em tội “ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản rồi “ , nếu em đàng hoàng thì anh rút đơn , còn không thì để công an làm việc với em , khi nào có quyết định khởi tố án , thì vụ kiện của em sẽ kết hợp xử chung với phiên tòa hình sự luôn , em cứ suy nghĩ đi nhé ! “ .
Nói thêm là tôi ký hợp đồng từ ngày 01/06/2012 và hàng tháng công ty luôn trừ tiền bảo hiểm của tôi nhưng đến khi tôi nghỉ việc là tháng 4/2013 tôi vẫn không nhận được bảo hiểm của tôi .
Rỏ ràng phía Cty VIRU đã vi phạm điều 41 Bộ luật lao động 1994 được sửa đổi năm 2002 về bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Người đại diện cho công ty Việt Nga anh Đinh Xuân Hiệp nhắn tin "đe doạ" [báo công an] để người lao động rút đơn khởi kiện ở toà án mà thực chất hai vụ việc một bên là Dân sự và một bên là Hình sự chẳng liên quan gì nhau.
Việc Người lao động nắm giữ của "công ty 24 phiếu xuất hàng tương ứng với 17 khách hàng với tổng số tiền là 36.122.213 VND . Trong đó tôi đã thu từ khách hàng số tiền là  3.345.843 VND và hàng hóa khách hàng trả về tương ứng với số tiền là 11.351.211 VND" là chưa đúng. Nhưng trong quá trình bàn giao phía Cty không chịu hợp tác nên mới có việc giữ lại tài sản của cty: "Tôi cảm thấy quyền lợi của tôi không được bảo vệ nên tôi đã tạm giữ các giấy tờ , tiền và hàng hóa đồng thời tôi nhờ sự hỗ trợ tư vấn từ tổng đài về luật lao động . "
Có dấu hiệu nào là "Làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" trong tình huống này?
Luật sư và thành viên DanLuat cho thêm ý kiến về vụ việc trên.?

File đính kèm :Nội dung trình bày của nguyên đơn trong vụ kiện Cty Viru

Nguồn: Công ty TNHH ĐT Việt Nga Sài Gòn ( VIRU SG ) vi phạm pháp luật?