Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Ngân hàng ACB "phá sản" sau vụ 'bầu' Kiên bị bắt ?

Ngân hàng ACB phá sản sau vụ 'bầu' Kiên bị bắt ?

Kể từ vụ tin đồn thất thiệt “ Tổng giám đốc ACB bỏ trốn tháng 10/2003, tới nay, một lần nữa, ACB lại đối diện với một khủng hoảng sau khi ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngày 20/8.
Tổng hợp một số thông tin liên quan đến ngân hàng ACB:
Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế.
Việc tạm giam ông Kiên có phù hợp quy định của pháp luật nếu dựa vào Điều 159 Bộ luật hình sự và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành?
Ngay trong tối ngày 20/8 khi có tin bầu Kiên bị bắt giữ, toàn thể ban lãnh đạo của ACB đã họp để thống nhất những kịch bản cụ thể để kiểm soát tình hình. Theo đó, ban lãnh đạo đề ra 5 kịch bản, gồm các mức độ bình thường, hơi đông, hỗn độn, khẩn cấp và khủng hoảng, đồng thời đưa ra 5 phương án để giải quyết.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình xác nhận Nguyễn Đức Kiên bị bắt không liên quan tới ACB và các ngân hàng khác. Từ phía ngân hàng ACB cũng đã xác nhận nguyên phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đang là sở hữu dưới 5% cổ phần, không phải cổ đông lớn, thuộc diện không phải công bố thông tin. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã có ngay động thái  lên phương án dự phòng để xử lý thanh khoản khi cần thiết. Trong hai ngày 21 và 22/8, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ACB.
Tiếp đó, chiều 22-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Lý Xuân Hải (47 tuổi), tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngân hàng Á Châu trong ngày 22/8 đã tạm thời cử Phó tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn điều hành thay cho Tổng giám đốc Lý Xuân Hải đang phải hợp tác với cơ quan điều tra sau vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên. Tuy nhiên, trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Xuân Giá đang ở nước ngoài và nói rằng "không nắm rõ tình hình ở nhà".
Sự kiện Bầu Kiên bị bắt đã làm cho cổ phiếu của ngân hàng tụt dốc thê thảm. Theo ghi nhận của Vietstock: Sau 2 ngày bầu Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán vẫn đứng trước áp lực bán dữ dội, đặc biệt tại sàn HNX với việc ACB giảm kịch sàn. Thậm chí, ngay cả các mã ngân hàng không liên quan đến ACB cũng quay đầu giảm trở lại như MBB, VCB và CTG.
Sáng ngày 23/8, Phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho hay, chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng. Số lượng người đến rút tiền tại hội sở ACB khá đông, có người không thực hiện được giao dịch đã phải đợi đến đầu giờ mở cửa giao dịch buổi chiều.
Thông tin tập hợp từ Internet.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị bắt?

Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế.
Tin Bầu Kiên bị bắt là có thật, theo xác nhân của Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công An.
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt tối 20-8 để phục vụ công tác điều tra sai phạm trong kinh doanh.

Ông bầu Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt!

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Nghị quyết 41/NQ-CP - xây dựng 8 dự án Luật năm 2012

Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/08/2012 về công tác xây dựng pháp luật.

Theo Nghị quyết 41, Chính phủ giao các Bộ hoàn chỉnh 8 dự án Luật:
  1. Dự án Luật Đất đai (sửa đổi);
  2. dự án Luật Giáo dục quốc phòng-an ninh;
  3. dự án Luật Thủ đô;
  4. dự án Luật Hộ tịch;
  5. dự án Luật Việc làm;
  6. dự án Luật Hoà giải cơ sở;
  7. dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); 
  8. dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi).
Quy định minh bạch, rõ ràng hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Theo Nghị quyết phiên họp này, Chính phủ khẳng định Luật Đất đai 2003 được sửa đổi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất; quy định minh bạch, rõ ràng hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, khắc phục các tồn tại, bất cập đang bộc lộ trên thực tế, nhất là khiếu kiện liên quan đến đất đai.
Bên cạnh đó, bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định của Luật Đất đai với các luật khác có liên quan, giữ vững nguyên tắc pháp chế và tính nghiêm minh của pháp luật về đất đai; bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương đến cơ sở, kết hợp hài hòa lợi ích của các bên liên quan; hoàn thiện cơ chế và những giải pháp để tài nguyên đất trở thành nguồn lực phục vụ hiệu quả quá trình phát triển đất nước.
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Đất đai (sửa đổi), báo cáo Chính phủ tại phiên họp tháng 8/2012 trước khi trình Quốc hội.
Luật Thủ đô chỉ quy định những nội dung mang tính đặc thù của Thủ đô
Về dự án Luật Thủ đô, Chính phủ khẳng định Luật Thủ đô được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát huy tối đa các nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Thủ đô ban hành năm 2000.
Về phạm vi điều chỉnh, Chính phủ cho rằng Luật Thủ đô chỉ quy định những nội dung quan trọng về xây dựng, phát triển Thủ đô những chưa được quy định ở các luật khác hoặc đã có quy định nhưng chưa phù hợp với đặc thù của Thủ đô.
Những nội dung có tính phổ biến, không phải đặc thù thì thống nhất áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Phù hợp mô hình đăng ký hộ tịch một cấp
Nghị quyết nêu rõ, Luật Hộ tịch được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, có hiệu lực cao cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch, tạo thuận tiện cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Bên cạnh đó, chuyên nghiệp hóa và chuẩn hóa công chức thực hiện công tác đăng ký hộ tịch thông qua việc xây dựng chức danh Hộ tịch viên để phù hợp mới mô hình đăng ký hộ tịch một cấp.
Luật Việc làm cần cụ thể về nội dung, lộ trình thực hiện phát triển kỹ năng nghề
Luật Việc làm được xây dựng nhằm góp phần hoàn thiện thị trường lao động, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Do vậy, Chính phủ yêu cầu cần phải quy định cụ thể về nội dung và lộ trình thực hiện phát triển kỹ năng nghề trong Luật Việc làm để bảo đảm hiệu quả và tính khả thi của chính sách này trên thực tế.
Chính phủ yêu cầu làm rõ mối liên hệ giữa Luật Việc làm với các Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ Luật lao động về một số nội dung có liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Nâng cao hiệu quả kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập
Luật Phòng, chống tham nhũng được sửa đổi nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả các quy định về phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng; tăng cường công khai, minh bạch trong từng lĩnh vực quản lý; nâng cao hiệu quả việc thực hiện kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập; cụ thể hóa về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Dự án Luật này dự kiến sẽ được hoàn chỉnh, báo cáo Chính phủ tại phiên họp tháng 8/2012.
Tăng cường thu hút đầu tư của toàn xã hội cho khoa học và công nghệ
Luật Khoa học và Công nghệ được sửa đổi, điều chỉnh nhằm góp phần hoàn thiện thể chế; tạo sự thống nhất, đồng bộ các văn bản pháp luật về khoa học, công nghệ tạo nền tảng pháp lý để giải quyết những bất cập, vướng mắc hiện nay, tăng cường thu hút đầu tư của toàn xã hội cho khoa học và công nghệ; tạo cơ chế linh hoạt để khuyến khích công tác nghiên cứu, nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ vào cuộc sống.
Chính phủ lưu ý Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp thu các nội dung của Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đồng thời xác định nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới cơ chế tài chính trong lĩnh vực khoa học, công nghệ phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Ngân sách.
Mọi công dân đều được phổ biến, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh
Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, dự luật này được xây dựng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Mọi công dân đều được phổ biến, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh. Chính phủ quy định đối tượng cụ thể bồi dưỡng quốc phòng - an ninh căn cứ vào tình hình, khả năng của đất nước và từng địa phương.
Sau khi tiếp thu, hoàn chỉnh dự án Luật này, bảo đảm tính khả thi, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, ký Tờ trình Quốc hội dự án Luật này.
Tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác hòa giải cơ sở
Luật Hòa giải cơ sở được ban hành sẽ hoàn thiện các chế định pháp lý về công tác hòa giải cơ sở; tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác hòa giải ở cơ sở.
Bộ Tư pháp được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với V��n phòng Chính phủ, và các Bộ liên quan tiếp thu ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật trên. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, ký Tờ trình Quốc hội dự án Luật này.
Hoàng Diên
Theo chinhphu.vn
Download - tải nghị quyết 41 tại đây: Nghị quyết 41/NQ-CP - xây dựng 8 dự án Luật năm 2012

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Công văn 2750 - lương tối thiểu vùng 2013

Sẽ tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2013

Mức lương tối thiểu vùng 2013 sẽ được điều chỉnh tăng theo hướng đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp. Đó là kế hoạch điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2013 đang được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lấy ý kiến tại Công văn 2750/LĐTBXH-LĐTL, ban hành 09/8/2012 vừa qua.
Theo đó, có 2 phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong doanh nghiệp năm 2013.
Phương án 1: Điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo lộ trình đã trình Ban chấp hành Trung ương, mức điều chỉnh tăng bình quân 4 vùng khoảng 36%, cụ thể: Vùng 1: Mức 2.700.000 đồng/tháng; Vùng 2: Mức 2.400.000 đồng/tháng; Vùng 3: Mức 2.130.000 đồng/tháng; Vùng 4: Mức 1.930.000 đồng/tháng.
Phương án 2: Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 gặp nhiều khó khăn, điều chỉnh tiền lương tối thiểu bằng khoảng 90% so với phương án 1, mức điều chỉnh tăng bình quân 4 vùng còn khoảng 25%, cao nhất là vùng 1 với mức 2.500.000 đồng/tháng.
Mức lương cơ bản vùng của 2 phương án trên đưa ra đều tăng so với mức lương cơ bản vùng áp dụng từ 01/10/2011 đến hết 31/12/2012 từ 500.000 – 700.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng 1, đạt mức nhu cầu tối thiểu. Tuy nhiên Phương án 1 sẽ gây bất lợi cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2012.
Chính phủ sẽ công bố điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp vào tháng 10/2012 và thực hiện từ ngày 01/1/2013.

Download - tải công văn 2750 file .doc tại đây: Công văn 2750/LĐTBXH-LĐTL - lương tối thiểu vùng 2013

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Nghị định 60/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Nghị Quyết 29/2012/QH13

Ngày 30/07/2012 Chính phủ ban hành Nghị Định số 60/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành 1 số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.

Tải - download nghị định 60/2012 trực tiếp tại đây:

Nghị định 60/2012/NĐ-CP : Quy định chi tiết thi hành Nghị Quyết số 29/2012/QH13