Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Đánh chết người tại trụ sở Công an, Quốc Hội nên sửa đổi Điều 97 BLHS?

Tôi kiến nghị Quốc Hội sửa đổi Điều 97 Bộ luật hình sự: Hiện nay: "Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm." Đề nghị cũng xử lý hình sự như đối với người dân: Cụ thể có thể quy tội giết người và hình phạt cao nhất như người dân chịu khi giết người.

Chết bất thường ở trụ sở công an

Sau hơn 3 giờ có mặt tại trụ sở công an xã, một người dân ở Hà Nội đã tử vong với rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể * Tạm giam 2 công an liên quan

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 31-8, ông Hoàng Ngọc Vui, Phó trưởng Công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội, cho biết Cơ quan Điều tra Công an huyện Đông Anh đã triệu tập 4 người thuộc công an xã này để lấy lời khai liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Mậu Thuận chết bất thường.
“Cơ quan điều tra vừa gửi thông báo cho chúng tôi biết về việc bắt tạm giam đối với ông Hoàng Ngọc Tuyên, phó trưởng công an xã và ông Nguyễn Trọng Kiên, công an viên, để điều tra về việc cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của ông Thuận” - ông Vui khẳng định.
Riêng 2 công an viên khác là ông Đoàn Văn Tuyến và Hoàng Ngọc Thức (cùng tham gia buổi lấy lời khai của ông Thuận) vẫn đang bị tạm giữ để lấy lời khai. Ngoài ra, Công an huyện Đông Anh cũng đã triệu tập ông Nguyễn Đức Vọng, Trưởng Công an xã Kim Nỗ, lên báo cáo về vụ việc. Theo ông Vui, xác định ban đầu của cơ quan điều tra cho thấy ông Thuận chết vì có tác động của ngoại lực.

Nhiều vết bầm tím trên khắp cơ thể ông Nguyễn Mậu Thuận. ẢNH DO GIA ĐÌNH NẠN NHÂN CUNG CẤP
Cùng ngày, thi thể ông Nguyễn Mậu Thuận đã được gia đình đưa từ Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh về nhà riêng để tổ chức mai táng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sáng 30-8, UBND xã Kim Nỗ tổ chức lực lượng tiến hành cưỡng chế việc xây dựng tường rào bằng gạch lấn vào đường đi chung trái phép của cụ Nguyễn Mậu Diệp, bố ông Thuận.
Buổi cưỡng chế diễn ra khá suôn sẻ. Đến trưa 30-8, ông Thuận sang gia đình người hàng xóm đứng đơn kiện gia đình mình là bà Đoàn Thị Bút để nói chuyện cho ra lẽ. Ông Thuận cho rằng việc bố mình xây tường rào hoàn toàn trên diện tích đất đã được huyện Đông Anh cấp sổ đỏ.
Sau khi đòi gặp ông Phú - chồng bà Bút - không được, ông Thuận định ra về thì xảy ra xích mích, lời qua tiếng lại với bà này. Ông Thuận đã dùng tay đẩy ngã bà Bút rồi về nhà ngủ. Vụ việc được gia đình bà Bút báo cáo lên xã. Đến 13 giờ cùng ngày, 3 công an viên xã Kim Nỗ đã áp giải ông Thuận lên trụ sở để lấy lời khai.
Anh Nguyễn Mậu Công, con trai ông Thuận, bức xúc: “Tôi chở bố tôi lên trụ sở UBND xã và định ở đấy xem họ xử lý vụ việc thế nào. Tuy nhiên, mấy ông công an xã bảo tôi cứ về nhà, họ chỉ lấy lời khai xong sẽ cho bố tôi về. Khi vợ chồng tôi đang ở nhà thì nhận được điện thoại của ông Nguyễn Đức Vọng cho biết ông ấy đang phải xoa dầu gió cho bố tôi.
Đến 16 giờ, tôi nhận được tin báo bố tôi bất tỉnh nhân sự. Bác sĩ trạm y tế xã Kim Nỗ cho biết tim bố tôi đã ngừng đập nhưng tôi vẫn yêu cầu đưa ngay ông lên bệnh viện huyện cấp cứu”. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh, các bác sĩ khẳng định ông Thuận đã chết trước đó.
Ông Thuận bị trói, đánh?
Ông Hoàng Ngọc Vui cho biết Công an xã Kim Nỗ được trang bị còng số 8, gậy titan (dùi cui điện), gậy cao su. Những vật dụng này chỉ được phép sử dụng trong trường hợp cần phải trấn áp ngay những đối tượng nguy hiểm hoặc có thể gây ra hành vi nguy hiểm cho những người xung quanh. Ông Vui khẳng định tại phòng làm việc của UBND xã không thể cho phép công an sử dụng các dụng cụ này vào việc lấy lời khai.
Cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh chụp tay, chân ông Thuận với rất nhiều vết thâm tím, ông Nguyễn Mậu Tình, em ông Thuận, khẳng định anh mình đã bị trói, khóa rồi đánh để lấy lời khai nên mới như thế.
Bài và ảnh: THẾ KHA
Trách nhiệm của Bộ Công an đến đâu?
Đánh chết người tại trụ sở Công an, Quốc Hội sửa đổi Điều 97 Bộ luật hình sự?

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Ngân hàng ACB "phá sản" sau vụ 'bầu' Kiên bị bắt ?

Ngân hàng ACB phá sản sau vụ 'bầu' Kiên bị bắt ?

Kể từ vụ tin đồn thất thiệt “ Tổng giám đốc ACB bỏ trốn tháng 10/2003, tới nay, một lần nữa, ACB lại đối diện với một khủng hoảng sau khi ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị bắt ngày 20/8.
Tổng hợp một số thông tin liên quan đến ngân hàng ACB:
Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế.
Việc tạm giam ông Kiên có phù hợp quy định của pháp luật nếu dựa vào Điều 159 Bộ luật hình sự và quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành?
Ngay trong tối ngày 20/8 khi có tin bầu Kiên bị bắt giữ, toàn thể ban lãnh đạo của ACB đã họp để thống nhất những kịch bản cụ thể để kiểm soát tình hình. Theo đó, ban lãnh đạo đề ra 5 kịch bản, gồm các mức độ bình thường, hơi đông, hỗn độn, khẩn cấp và khủng hoảng, đồng thời đưa ra 5 phương án để giải quyết.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình xác nhận Nguyễn Đức Kiên bị bắt không liên quan tới ACB và các ngân hàng khác. Từ phía ngân hàng ACB cũng đã xác nhận nguyên phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên đang là sở hữu dưới 5% cổ phần, không phải cổ đông lớn, thuộc diện không phải công bố thông tin. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã có ngay động thái  lên phương án dự phòng để xử lý thanh khoản khi cần thiết. Trong hai ngày 21 và 22/8, Ngân hàng Nhà nước liên tục phát đi thông điệp sẽ hỗ trợ thanh khoản cho ACB.
Tiếp đó, chiều 22-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định khởi tố ông Lý Xuân Hải (47 tuổi), tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Ngân hàng Á Châu trong ngày 22/8 đã tạm thời cử Phó tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn điều hành thay cho Tổng giám đốc Lý Xuân Hải đang phải hợp tác với cơ quan điều tra sau vụ bắt giam ông Nguyễn Đức Kiên. Tuy nhiên, trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trần Xuân Giá đang ở nước ngoài và nói rằng "không nắm rõ tình hình ở nhà".
Sự kiện Bầu Kiên bị bắt đã làm cho cổ phiếu của ngân hàng tụt dốc thê thảm. Theo ghi nhận của Vietstock: Sau 2 ngày bầu Kiên bị bắt, thị trường chứng khoán vẫn đứng trước áp lực bán dữ dội, đặc biệt tại sàn HNX với việc ACB giảm kịch sàn. Thậm chí, ngay cả các mã ngân hàng không liên quan đến ACB cũng quay đầu giảm trở lại như MBB, VCB và CTG.
Sáng ngày 23/8, Phó tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Nguyễn Thanh Toại cho hay, chỉ trong hai ngày (21 và 22/8), khách hàng đã rút tiền khỏi ACB khoảng 8.000 tỷ đồng, trong đó ngày 21/8 số tiền khách hàng rút là 3.000 tỷ và ngày 22/8 là 5.000 tỷ đồng. Số lượng người đến rút tiền tại hội sở ACB khá đông, có người không thực hiện được giao dịch đã phải đợi đến đầu giờ mở cửa giao dịch buổi chiều.
Thông tin tập hợp từ Internet.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị bắt?

Chiều 20/8, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tạm giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến hoạt động kinh tế.
Tin Bầu Kiên bị bắt là có thật, theo xác nhân của Tổng cục cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công An.
Ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt tối 20-8 để phục vụ công tác điều tra sai phạm trong kinh doanh.

Ông bầu Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt!

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Nghị quyết 41/NQ-CP - xây dựng 8 dự án Luật năm 2012

Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/08/2012 về công tác xây dựng pháp luật.

Theo Nghị quyết 41, Chính phủ giao các Bộ hoàn chỉnh 8 dự án Luật:
  1. Dự án Luật Đất đai (sửa đổi);
  2. dự án Luật Giáo dục quốc phòng-an ninh;
  3. dự án Luật Thủ đô;
  4. dự án Luật Hộ tịch;
  5. dự án Luật Việc làm;
  6. dự án Luật Hoà giải cơ sở;
  7. dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); 
  8. dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi).
Quy định minh bạch, rõ ràng hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Theo Nghị quyết phiên họp này, Chính phủ khẳng định Luật Đất đai 2003 được sửa đổi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất; quy định minh bạch, rõ ràng hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, khắc phục các tồn tại, bất cập đang bộc lộ trên thực tế, nhất là khiếu kiện liên quan đến đất đai.
Bên cạnh đó, bảo đảm tính thống nhất giữa các quy định của Luật Đất đai với các luật khác có liên quan, giữ vững nguyên tắc pháp chế và tính nghiêm minh của pháp luật về đất đai; bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về đất đai từ trung ương đến cơ sở, kết hợp hài hòa lợi ích của các bên liên quan; hoàn thiện cơ chế và những giải pháp để tài nguyên đất trở thành nguồn lực phục vụ hiệu quả quá trình phát triển đất nước.
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật Đất đai (sửa đổi), báo cáo Chính phủ tại phiên họp tháng 8/2012 trước khi trình Quốc hội.
Luật Thủ đô chỉ quy định những nội dung mang tính đặc thù của Thủ đô
Về dự án Luật Thủ đô, Chính phủ khẳng định Luật Thủ đô được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát huy tối đa các nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Thủ đô ban hành năm 2000.
Về phạm vi điều chỉnh, Chính phủ cho rằng Luật Thủ đô chỉ quy định những nội dung quan trọng về xây dựng, phát triển Thủ đô những chưa được quy định ở các luật khác hoặc đã có quy định nhưng chưa phù hợp với đặc thù của Thủ đô.
Những nội dung có tính phổ biến, không phải đặc thù thì thống nhất áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Phù hợp mô hình đăng ký hộ tịch một cấp
Nghị quyết nêu rõ, Luật Hộ tịch được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, có hiệu lực cao cho công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch, tạo thuận tiện cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Bên cạnh đó, chuyên nghiệp hóa và chuẩn hóa công chức thực hiện công tác đăng ký hộ tịch thông qua việc xây dựng chức danh Hộ tịch viên để phù hợp mới mô hình đăng ký hộ tịch một cấp.
Luật Việc làm cần cụ thể về nội dung, lộ trình thực hiện phát triển kỹ năng nghề
Luật Việc làm được xây dựng nhằm góp phần hoàn thiện thị trường lao động, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Do vậy, Chính phủ yêu cầu cần phải quy định cụ thể về nội dung và lộ trình thực hiện phát triển kỹ năng nghề trong Luật Việc làm để bảo đảm hiệu quả và tính khả thi của chính sách này trên thực tế.
Chính phủ yêu cầu làm rõ mối liên hệ giữa Luật Việc làm với các Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ Luật lao động về một số nội dung có liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Luật này.
Nâng cao hiệu quả kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập
Luật Phòng, chống tham nhũng được sửa đổi nhằm củng cố, nâng cao hiệu quả các quy định về phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng; tăng cường công khai, minh bạch trong từng lĩnh vực quản lý; nâng cao hiệu quả việc thực hiện kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập; cụ thể hóa về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Dự án Luật này dự kiến sẽ được hoàn chỉnh, báo cáo Chính phủ tại phiên họp tháng 8/2012.
Tăng cường thu hút đầu tư của toàn xã hội cho khoa học và công nghệ
Luật Khoa học và Công nghệ được sửa đổi, điều chỉnh nhằm góp phần hoàn thiện thể chế; tạo sự thống nhất, đồng bộ các văn bản pháp luật về khoa học, công nghệ tạo nền tảng pháp lý để giải quyết những bất cập, vướng mắc hiện nay, tăng cường thu hút đầu tư của toàn xã hội cho khoa học và công nghệ; tạo cơ chế linh hoạt để khuyến khích công tác nghiên cứu, nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học, công nghệ vào cuộc sống.
Chính phủ lưu ý Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp thu các nội dung của Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; đồng thời xác định nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới cơ chế tài chính trong lĩnh vực khoa học, công nghệ phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Ngân sách.
Mọi công dân đều được phổ biến, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh
Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Giáo dục quốc phòng - an ninh, dự luật này được xây dựng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Mọi công dân đều được phổ biến, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh. Chính phủ quy định đối tượng cụ thể bồi dưỡng quốc phòng - an ninh căn cứ vào tình hình, khả năng của đất nước và từng địa phương.
Sau khi tiếp thu, hoàn chỉnh dự án Luật này, bảo đảm tính khả thi, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, ký Tờ trình Quốc hội dự án Luật này.
Tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác hòa giải cơ sở
Luật Hòa giải cơ sở được ban hành sẽ hoàn thiện các chế định pháp lý về công tác hòa giải cơ sở; tạo chuyển biến và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác hòa giải ở cơ sở.
Bộ Tư pháp được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với V��n phòng Chính phủ, và các Bộ liên quan tiếp thu ý kiến tại phiên họp, hoàn chỉnh dự án Luật trên. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, ký Tờ trình Quốc hội dự án Luật này.
Hoàng Diên
Theo chinhphu.vn
Download - tải nghị quyết 41 tại đây: Nghị quyết 41/NQ-CP - xây dựng 8 dự án Luật năm 2012

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

Công văn 2750 - lương tối thiểu vùng 2013

Sẽ tăng lương tối thiểu vùng vào năm 2013

Mức lương tối thiểu vùng 2013 sẽ được điều chỉnh tăng theo hướng đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp. Đó là kế hoạch điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho người lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2013 đang được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lấy ý kiến tại Công văn 2750/LĐTBXH-LĐTL, ban hành 09/8/2012 vừa qua.
Theo đó, có 2 phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong doanh nghiệp năm 2013.
Phương án 1: Điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng theo lộ trình đã trình Ban chấp hành Trung ương, mức điều chỉnh tăng bình quân 4 vùng khoảng 36%, cụ thể: Vùng 1: Mức 2.700.000 đồng/tháng; Vùng 2: Mức 2.400.000 đồng/tháng; Vùng 3: Mức 2.130.000 đồng/tháng; Vùng 4: Mức 1.930.000 đồng/tháng.
Phương án 2: Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp năm 2012 gặp nhiều khó khăn, điều chỉnh tiền lương tối thiểu bằng khoảng 90% so với phương án 1, mức điều chỉnh tăng bình quân 4 vùng còn khoảng 25%, cao nhất là vùng 1 với mức 2.500.000 đồng/tháng.
Mức lương cơ bản vùng của 2 phương án trên đưa ra đều tăng so với mức lương cơ bản vùng áp dụng từ 01/10/2011 đến hết 31/12/2012 từ 500.000 – 700.000 đồng/tháng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng 1, đạt mức nhu cầu tối thiểu. Tuy nhiên Phương án 1 sẽ gây bất lợi cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2012.
Chính phủ sẽ công bố điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong doanh nghiệp vào tháng 10/2012 và thực hiện từ ngày 01/1/2013.

Download - tải công văn 2750 file .doc tại đây: Công văn 2750/LĐTBXH-LĐTL - lương tối thiểu vùng 2013