Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Bỏ xử phạt xe không chính chủ và mũ bảo hiểm dỏm

Bỏ xử phạt xe không chính chủ và mũ bảo hiểm dỏm

Theo quy định hiện hành, những hành vi như không chuyển quyền sở hữu phương tiện, không mua phí sử dụng đường bộ có thể bị phạt ở mức cao nhất đến 10 triệu đồng.

Tuy nhiên, tại dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (dự thảo mới nhất lần thứ 6), Bộ GTVT đã đề nghị bỏ tất cả chế tài trên với lý do “không phù hợp”.

Bỏ phạt vì yếu về căn cứ pháp lý

Theo một thành viên ban soạn thảo, bản dự thảo lần này đã tiếp thu rất nhiều ý kiến đóng góp của các bộ ngành, địa phương và nhân dân. Trong quá trình lấy ý kiến cũng có rất nhiều những ý kiến trái chiều nhau xung quanh quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện.

Ý kiến đồng ý phạt thì cho rằng phương tiện tham gia giao thông là nguồn nguy hiểm cao độ, cần phải được quản lý chặt chẽ và có chuyển quyền sở hữu thì mới có thể xác định được vi phạm qua camera. Do đó, vẫn nên quy định xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến đề nghị vẫn quy định nhưng giảm mức phạt tiền xuống thấp hơn, chứ mức phạt tiền như hiện hành (xe máy là 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng, còn ô tô từ 6 đến 10 triệu đồng) là quá cao, không phù hợp.

 
Theo dự thảo của Bộ GTVT, các hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện sẽ không bị xử phạt. Ảnh: HTD

Tuy nhiên, Bộ GTVT cho rằng đưa những nội dung trên vào nghị định là chưa đủ căn cứ về mặt pháp lý.

Tương tự như vậy, dự thảo mới nhất cũng bỏ quy định xử phạt đối với hành vi “không mua hoặc nộp phí cho phương tiện tham gia giao thông”. Lý do là vì vẫn còn nhiều lấn cấn xung quanh việc xác định hành vi này do lĩnh vực phí và lệ phí điều chỉnh hay do lĩnh vực giao thông điều chỉnh. “Nếu chúng ta vẫn cứ đưa vào nghị định thì chắc chắn sẽ còn gây ra nhiều tranh cãi, gây khó khăn, phiền hà cho người dân. Do đó không đưa vào là phù hợp” - vị lãnh đạo trên nói.

Ngoài ra, dự thảo cũng không quy định xử phạt đối với hành vi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp không đội hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai thì vẫn bị phạt như thường.

Một hành vi, hai đối tượng bị phạt

Một điểm mới nữa của dự thảo lần này là bổ sung chế tài xử phạt đối với cả chủ xe có phương tiện đang lưu hành nhưng không gắn hộp đen hoặc gắn nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng chuẩn theo quy định thay vì chỉ phạt lái xe như hiện nay.Cụ thể, đối với lái xe, khi để xảy ra vi phạm trên sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 30 ngày; còn doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị phạt từ 6-10 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động đối với phương tiện đó cho đến khi khắc phục xong vi phạm.

Vấn đề đặt ra ở đây là một hành vi vi phạm nhưng cả doanh nghiệp và lái xe đều bị xử phạt có phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chínhkhông?
Trả lời câu hỏi trên, ông Hoàng Thế Tùng, Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT), cho rằng quy định như trên là hoàn toàn phù hợp. “Cũng giống như việc anh giao phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật cho người khác điều khiển tham gia giao thông. Trong trường hợp đó thì không chỉ lái xe mà cả chủ xe cũng phải bị phạt. Do đó, quy định như trên là hoàn toàn đúng luật” - ông Tùng lý giải.

Tuy nhiên, nhiều lái xe cho rằng khi điều khiển phương tiện họ chỉ biết trên xe có gắn hộp đen thông qua đèn hiển thị chớp nháy xanh đỏ. Việc gắn hộp đen kiểu, loại gì, hoạt động ra sao, với bao nhiều chức năng là của chủ xe và hợp tác xã chứ đâu phải lỗi của họ mà bị xử phạt. Về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Thuấn, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông, cho rằng khi điều khiển phương tiện, lái xe phải có trách nhiệm kiểm tra xem phương tiện có bảo đảm đủ an toàn kỹ thuật không, ví như thắng, đèn xi nhan có hoạt động không; giấy tờ đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ đã đóng chưa; hộp đen có hoạt động không…

“Nếu những thiết bị đó chưa bảo đảm an toàn hoặc chưa đầy đủ thì lái xe hoàn toàn có quyền từ chối điều khiển phương tiện. Chứ đến khi bị phạt anh mới đổ lỗi là “không biết xe hỏng, không biết thiếu hộp đen” là không đúng” - ông Thuấn nói.

THÀNH VĂN
Theo phapluattp.vn

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Nghị định 72: mối đe dọa mới đối với các nhà báo trên mạng và blogger?

Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9, Nghị định 72 sẽ được áp dụng đối với "tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin".


Cộng đồng mạng lo ngại Nghị định 72 "nhằm vào tự do trên mạng" tại Việt Nam và là "mối đe dọa khổng lồ mới đối với các nhà báo trên mạng cũng như các blogger".

"Những hạn chế quy định trong nghị định mới này nhằm mục đích bắt các công ty Internet trên toàn cầu như Google, Facebook và một số khác phải đồng lõa với việc tăng cường đàn áp tự do Internet,"

CPJ(Committee to Protect Journalists) cho rằng Nghị định 72 yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ mạng tiết lộ danh tính của những người vi phạm "những khoản cấm kỵ về ngôn luận được pháp luật Việt Nam quy định rất mập mờ".

Cũng theo CPJ, nghị định này giới hạn đáng kể những nội dung mà các công ty nước ngoài được phép đăng tải trên trang web cũng như mạng xã hội có liên quan đến Việt Nam của họ.

Các hành vi bị cấm bao gồm:

"
  • Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 
  • gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; 
  • phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; 
  • tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; 
  • gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo" cũng như "đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân
"
Xem toàn văn Nghị định 72/2013 của CP:

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Nghị định 83/2013: Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

Nghị định 83/2013/NĐ-CP, Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 83/2013/NĐ-CP về hướng dẫn một số điều của Luật quản lý thuế.
Theo đó, những trường hợp sau được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:
- Hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 1/7/2007 gặp khó khăn, không thanh toán được số tiền thuế nợ, đã ngừng kinh doanh;
- Doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 1/7/2007;
- Doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP, 64/2002/NĐ-CP, 187/2004/NĐ-CP đã được cấp giấy CNĐKKD và thành lập pháp nhân mới còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 1/7/2007 (mà các khoản này chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý giảm vốn nhà nước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc khi chuyển thành công ty cổ phần);
- Doanh nghiệp nhà nước giao bán theo Nghị định 103/1999/NĐ-CP, 80/2005/NĐ-CP đã được cấp giấy CNĐKKD còn nợ tiền thuế, tiền phạt phát sinh trước ngày 1/7/2007 (mà khoản tiền này không tính vào giá trị doanh nghiệp để giao bán);
Ngoài ra, việc xóa nợ tiền thuế đối với các trường hợp nêu trên đồng thời xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của khoản thuế nợ gốc được xóa tương ứng.
 Download nghị định 83 tại:  nd83.pdf
 Theo: Nghị định 83/2013/NĐ-CP, Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Khai, nộp thuế theo quý năm 2013 cần lưu ý

Khai, nộp thuế theo quý năm 2013 cần lưu ý


Theo tin từ Bộ Tài chính, hiện cơ quan này đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan hữu quan trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện.

Tuy nhiên, để người nộp thuế được thụ hưởng ngay các chính sách của Luật Quản lý thuế, kể từ ngày 1-7-2013, Bộ Tài chính đã yêu cầu các Cục thuế địa phương tuyên truyền các quy định mới để người nộp thuế thực hiện từ thời điểm này.

Cụ thể, về hướng dẫn DN thực hiện khai, nộp thuế GTGT theo quý thay vì theo tháng như trước đây thì đối tượng khai thuế GTGT theo quý là người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 20 tỷ đồng trở xuống.

Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, việc khai thuế GTGT được thực hiện theo tháng. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm Dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ của năm trước liền kề để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.

Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay kê khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định.

Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện khai thuế GTGT theo quý thì không phải kê khai thuế GTGT tháng 7-2013 mà thực hiện kê khai quý III-2013 (thuế GTGT phải nộp ngân sách tháng 7, tháng 8, tháng 9-2013) chậm nhất là ngày 30-10-2013. Trường hợp không đủ điều kiện khai theo quý thì thực hiện khai thuế GTGT tháng 7-2013 chậm nhất là ngày 20-8-2013 theo quy định hiện hành.

Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc diện khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng 7-2013.

Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 1-7-2013 đến hết ngày 31-12-2016.

Cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế GTGT theo quý:
Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không chịu thuế GTGT).

Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Phụ lục Biểu mẫu của Thông tư 64/2013/TT-BTC

> THÔNG TƯ 64 - CHÍNH SÁCH MỚI VỀ VIỆC IN, PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN
> Một số điểm mới Thông tư 64/2013/TT-BTC khác biệt so với TT 153/2010 quy định về hóa đơn

Phụ lục Biểu mẫu của Thông tư 64/2013/TT-BTC:


Phụ lục 1- HƯỚNG DẪN KÝ HIỆU VÀ GHI THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN HÓA ĐƠN.

Phụ lục 2 - MÃ HÓA ĐƠN CỦA CỤC THUẾ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG PHÁT HÀNH.

Phụ lục 3 - CÁC MẪU HÓA ĐƠN, BẢNG BIỂU

Phụ lục 4 - HƯỚNG DẪN LẬP HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP .

Phụ lục 5 - MẪU HÓA ĐƠN, BẢNG BIỂU THAM KHẢO.

Download - tải 5 phụ lục - biểu mẫu của thông tư 06/2013 tại đây: Phụ lục + Biểu mẫu của Thông tư 64/2013 file .doc

THÔNG TƯ 64 - CHÍNH SÁCH MỚI VỀ VIỆC IN, PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN

THÔNG TƯ 64/2013: CHÍNH SÁCH MỚI VỀ VIỆC IN, PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN

Một số điểm mới Thông tư 64/2013/TT-BTC khác biệt so với TT 153/2010 quy định về hóa đơn

Một số nội dung mới quy định rõ hơn trong TT64/2013/TT-BTC như sau:


Công văn 7527: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế

Ngày 12/06/2013 Bộ Tài Chính ban hành công văn 7527/BTC-TCT gửi cục thuế các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế.


Nội dung công văn  7527 của TCT:

Luật cư trú 2013 sửa đổi - điểm mới đáng quan tâm

Luật cư trú số 36/2013/QH13 năm 2013 sửa đổi bổ sung vừa được quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2014.

Xin điểm qua những điểm mới của Luật này:

Bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm:

Giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;

Giải quyết cho đăng ký cư trú khi biết rõ người được cấp đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;

Đồng ý cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó.

Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 2 năm trở lên (Quy định hiện hành là 1 năm trở lên);

Bổ sung thêm trường hợp được đăng ký thường trú là: Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.

Thời hạn làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú

Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn 12 tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú (Quy định hiện hành là 24 tháng).

Thời hạn của sổ tạm trú

Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là 24 tháng (Quy định hiện hành là không xác định thời hạn). Trong thời hạn ba mươi ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.
Dưới đây là nội dung Luật cư trú 2013 sửa đổi bổ sung:

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Công văn 1263/TCT-KK : Về thuế môn bài khi tạm dừng kinh doanh

Công văn 1263/TCT-KK : Về thuế môn bài khi tạm dừng kinh doanh

Đối với người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh cả năm dương lịch (01/01-31/12) thì không phải kê khai, nộp thuế môn bài đối với năm dương lịch tạm ngừng kinh doanh.


Nếu người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn trong 06 tháng đầu năm nộp mức thuế môn bài cả năm; nếu người nộp thuế ra kinh doanh trong 06 tháng cuối năm nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

Đối với người nộp thuế có thông báo tạm ngừng kinh doanh 12 tháng, không trùng với năm dương lịch (thời gian tạm nghỉ kinh doanh kéo dài trong 02 năm dương lịch) thì thực hiện kê khai, nộp thuế môn bài cả năm của năm dương lịch thứ nhất.

Đối với năm dương lịch thứ 2, nếu người nộp thuế ra kinh doanh trong 06 tháng đầu năm nộp mức thuế môn bài cả năm; nếu người nộp thuế ra kinh doanh trong 06 tháng cuối năm nộp 50% mức thuế môn bài cả năm.

Nội dung công văn 1263:

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

LUẬT THUẾ TNCN 2013: điểm mới đáng quan tâm

LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN SỬA ĐỔI CÓ HIỆU LỰC NGÀY 01/7/2013
NHỮNG ĐIỂM ĐÁNG QUAN TÂM
Ngày 01/7/2013 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung sẽ chính thức có hiệu lực, vấn đề thuế thu nhập ảnh hưởng trực tiếp với người dân. Qua trao đổi với Luật sư Đinh Xuân Hồng - Công ty Luật - Luật Sư Riêng đã có những chia sẻ về vấn đề này:

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định giảm trừ gia cảnh

 Nghị định 65/2013/NĐ-CP nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng/tháng.

Theo Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, từ 1/7/2013, cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế là 9 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế (108 triệu đồng/năm).
Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 3,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định nêu trên gồm:

- Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi.

- Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động.

- Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định.

- Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định (thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng), bao gồm: Vợ hoặc chồng của người nộp thuế; cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế; cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Nội dung Nghị định  65/2013 của Chính phủ: