Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Nghị định 73 quy định về "Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài" có trái luật?

 Nghị định 73 quy định về "Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài" có trái luật?

Bộ GD&ĐT vừa tiến hành Hội nghị hướng dẫn Nghị định số 73/2012/NĐ-CP về Hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đối với các cơ sở giáo dục.

Học tiếng Anh - Nghị định 73
Các em nhỏ đang học tiếng Anh trong một cơ sở GD của nước ngoài đầu tư
Theo đó, trong việc liên kết đào tạo đối với những cơ sở giáo dục nước ngoài đặt tại Việt Nam, những cơ sở giáo dục này không được tiếp nhận học sinh Việt Nam (không đủ 5 tuổi), những trường này chỉ dành cho trẻ em là người nước ngoài. Cơ sở giáo dục phổ thông (Trường tiểu học, THCS, trường phổ thông, phổ thông có nhiều cấp học) được tiếp nhận học sinh Việt Nam nhưng có điều kiện. Cụ thể, trường tiểu học và THCS không quá 10% tổng số học sinh của trường, trường phổ thông không quá 20%...
Như vậy Trẻ dưới 5 tuổi không được học trường nước ngoài đầu tư; tỷ lệ Phụ huynh không chọn được trường cho con em mình ở những trường nước ngoài đầu tư là rất cao.
Xung quanh NĐ 73, các anh chị và các bạn nghỉ như thế nào về:
Chính phủ không có quyền (và không việc gì phải) quy định thành phần học sinh trong một trường học?
Nghị định 73 vi phạm quyền tự do (chọn trường cho con) của công dân không?
Xem toàn văn Nghị định 73 năm 2012 của CP tại TVPL

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Nhạc sĩ Phạm Duy qua đời

Theo Vietnamnet nhạc sĩ Phạm Duy đã qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh vào hồi 14h30, ngày 27/01/2013, hưởng thọ 93 tuổi.

NHAC SY PHAM DUY VUA MOI QUA DOI O TUOI 93
14h30 chiều 27/1, nhạc sĩ Phạm Duy mất tại bệnh viện 115, TP HCM sau 3 ngày nhập viện cấp cứu. Hiện người nhà ông đang làm thủ tục để chuyển thi hài người nhạc sĩ tài hoa về nhà lo an táng. Chăm sóc ông những ngày cuối đời có con trai Duy Cường luôn túc trực cùng với một vài người thân. Phút lâm chung, ông cũng ra đi trong vòng tay người thân, gia đình và bạn bè.
Ở tuổi 93, nhạc sĩ Phạm Duy ra đi, để lại di sản sáng tác đồ sộ cùng tình yêu trọn đời dành cho âm nhạc.
Nhạc sĩ nổi danh qua đời chỉ hơn một tháng sau khi con trai cả Duy Quang của ông mất ở tuổi 62. Trước đó người nhà giấu tin Duy Quang mất vì sợ Phạm Duy buồn và ảnh hưởng đến sức khỏe vốn đã rất yếu của ông. Nhưng khi biết tin, Phạm Duy không quá đau buồn. Ông tâm sự với nữ danh ca Ánh Tuyết, ông biết con trai bệnh và sẽ không qua khỏi nên đã chuẩn bị sẵn tâm thế để đón nhận. Nhạc sĩ Phạm Duy cảm thấy được an ủi hơn khi con trai mất trong tình cảm yêu thương của khán giả, bạn bè và người thân.
Phạm Duy (sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 tại phố Hàng Cót, Hà Nội). tên thật Phạm Duy Cẩn. Ông xuất thân từ một gia đình văn nghiệp với người cha là  Phạm Duy Tốn - thường được xem như nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn học Mới hồi đầu thế kỷ 20.

Là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam, Phạm Duy được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của nền Tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị.

Gia đình Phạm Duy có nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực nghệ thuật, như: cha Phạm Duy Tốn (nhà văn), anh trai Phạm Duy Khiêm (một học giả và là một nhà văn viết tiếng Pháp), vợ là ca sĩ  Thái Hằng, các con: ca sĩ Thái Hiền, ca sĩ Duy Quang (đã mất), ca sĩ Thái Thảo, nhạc sĩ hòa âm Duy Cường....
Thật buồn khi nghe tin ông mất. Nhưng đó là lẽ vô thường. Chúc nhạc sĩ an giấc nghìn thu.
Thưởng thức những bài hát của Nhạc sỷ Phạm Duy: http://danluat.thuvienphapluat.vn/nhac-si-pham-duy-qua-doi-o-tuoi-93-85977.aspx

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Tòa xử công khai nhưng... kín!

Tòa xử công khai nhưng... kín!

Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật hành chính đều có điều khoản quy định các phiên tòa được xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự phiên tòa. Thế nhưng thực tế có những phiên tòa đóng kín cửa không lý do.

Tại sao cổng tòa còn đóng cửa với dân trong một phiên xử công khai? Liệu có vi phạm pháp luật Việt Nam?

Xin giới thiệu bài viết của Luật sư Ngô Ngọc Trai, Trưởng văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự.
Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ bảo vệ cho vào tòa - Ảnh: Tâm Lụa
Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ bảo vệ cho vào tòa - Ảnh: Tâm Lụa
Kính gửi anh chị em dân luật,
Liên quan đến tình trạng người dân bị ngăn trở vào tham dự các phiên tòa công khai, là một luật sư thấu nhận nhiều nỗi gian truân cơ cực của người thân bị cáo muốn vào nhìn mặt con em mình mà không được, tôi tiếp tục có ý kiến như sau, xin được chia sẻ cùng mọi người và hãy cùng quan tâm.
Ngày 11/1/2013 tôi có tham dự phiên tòa xét xử tại TAND tối cao 48 Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Lực lượng bảo vệ tại cổng tòa án đã ngăn cản không cho người thân của bị cáo vào tham dự phiên tòa công khai, tôi đã rất vất vả đấu tranh họ mới để cho vào. Như vậy là sai phạm đã diễn ra ngay tại trụ sở TAND tối cao.
Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 18 quy định: Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.
Căn cứ điều luật trên mọi người dân đều được quyền tham dự phiên tòa. Một người đi đường tránh mưa cũng có quyền tạt vào xem tòa hôm nay xử gì. Những hành vi ngăn cản người dân vào hội trường lắng nghe tòa xử án đều vi phạm pháp luật.
Cũng theo Điều 18, tòa án chỉ tiến hành xử kín trong một số trường hợp cá biệt, việc xử kín được nêu tại Quyết định đưa vụ án ra xét xử và quyết định được gửi cho bị cáo và luật sư bào chữa để biết tham dự.
Hầu hết các vụ án đều là xét xử công khai nên người dân đều được quyền qua cổng tòa án vào hội trường xét xử. Lực lượng bảo vệ không được nêu lý do tòa xử kín không cho vào vì chính họ cũng không được biết vụ án nào xử kín (vì họ không phải là người được giao quyết định đưa vụ án ra xét xử). Trường hợp tòa xử kín, chủ tọa phiên tòa sẽ thông báo và mời những người không được tham dự ra ngoài.
Xem xét kỹ vấn đề tại sao cổng tòa còn đóng cửa với dân thì thấy rằng:
Hiến pháp năm 1992 Điều 8 quy định: Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.
Luật tổ chức tòa án nhân dân Điều 38 quy định: Thẩm phán, Hội thẩm phải tôn trọng nhân dân và chịu sự  giám sát của nhân dân.
Việc người dân tham dự phiên tòa chính là giám sát cán bộ tòa án tuân thủ, thực thi pháp luật. Đây cũng là một phương thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sinh động quan trọng. Phải chăng vì sợ bị giám sát nên ngăn trở dân?
Lực lượng công an tư pháp và cán bộ tòa án viện cớ này nọ ngáng trở người dân vào hội trường tham dự phiên tòa là vi phạm pháp luật. Phải để nhân dân vào tòa để nhân dân đấu tranh chống quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.
Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu tòa là chánh án
Luật tổ chức tòa án nhân dân quy định trách nhiệm tổ chức công tác xét xử thuộc về Chánh án tòa án, nhưng hiện nay không có chế tài xử lý Chánh án khi để xảy ra tình trạng người dân bị ngăn cản vào tham dự phiên tòa.
Tuy nhiên vẫn có hình thức xử lý gián tiếp như sau: Khi tòa án để xảy ra tình trạng người dân bị cấm cản tham dự phiên tòa, chánh án tòa án đã không làm tròn trách nhiệm tổ chức công tác xét xử, do vậy không xứng đáng để tiếp tục được làm chánh án hoặc bổ nhiệm lại làm chánh án. Nếu sai phạm xảy ra tại TAND các địa phương, người dân cần gửi đơn phản ánh tới Chánh án TAND tối cao là người có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án TAND các địa phương.
Đối với sai phạm diễn ra tại TAND tối cao thì cần gửi đơn phản ánh tới Quốc Hội (là cơ quan có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh Chánh án TAND tối cao) và Chủ tịch nước (là cơ quan có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án TAND tối cao)
Hy vọng tương lai sẽ có những chuyển biến
Do nhận thức được sự lạc hậu của Việt Nam trong mảng vấn đề tư pháp xét xử nên năm 2011 Bộ chính trị đã ban hành quyết định 39-QĐ/TW thành lập Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, trọng tâm trong đó là công tác xét xử.
Theo tôi, Ban chỉ đạo cần lắng nghe hơn nữa tiếng nói phản ánh của giới luật sư về vấn đề cải cách tư pháp. Luật sư là người hàng ngày vận dụng các quy định pháp luật và thấy được sự bất cập của các quy định. Luật sư thường xuyên lắng nghe giải quyết các vấn đề của khách hàng nên thấy được những nhu cầu bức xúc của nhân dân. Những vấn đề của luật sư phản ánh là rất có cơ sở chính xác, đáng được lắng nghe quan tâm. 
Chúng ta hiểu rằng nền tư pháp của nước ta còn rất nhiều khiếm khuyết, nhưng mọi thứ không tự dưng tốt lên được nếu mọi người không chung vai góp sức dựng xây.
Luật sư Ngô Ngọc Trai
Trưởng văn phòng luật sư Ngô Ngọc Trai và Cộng sự
Luật sư Trai trực tiếp đăng tại DanLuat: http://danluat.thuvienphapluat.vn/nguoi-than-bi-cao-muon-vao-toa-nhin-mat-con-em-minh-ma-khong-duoc-85240.aspx

Công văn 187/TCT-TNCN hướng dẫn quyết toán thuế TNCN năm 2012

TỔNG CỤC THUẾ vừa ban hành Công văn 187/TCT-TNCN ngày 15 tháng 1 năm 2013 về việc hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2012.

CONG VAN 187 - QUYET TOAN THUE TNCN 2012
Xin trích một phần nội dung quan trọng của Công văn 187:
III. Xác định thu nhập chịu thuế
1. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công
1.1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số tiền lương, tiền công, tiền thù lao và các khoản thu nhập khác theo hướng dẫn tại Khoản 2, Mục II, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Điều 1 Thông tư số 62/2009/TT-BTC; Điều 1 Thông tư số 02/2010/TT-BTC mà người nộp thuế nhận được trong năm 2012.
Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công cho cá nhân.
Ví dụ 3. Trường hợp tiền lương, tiền công phát sinh trước tháng 12/2012, tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế vào tháng 1/2013 thì tính vào thu nhập chịu thuế của năm 2013 để quyết toán thuế trong năm 2013
1.2. Trường hợp cá nhân nhận thu nhập sau thuế (thu nhập NET) thì việc xác định thu nhập chịu thuế thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 1578/TCT-TNCN ngày 28/4/2009 và công văn số 3565/TCT-TNCN ngày 14/9/2010 của Tổng cục Thuế
2. Đối với thu nhập chuyển nhượng chứng khoán
Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng chứng khoán là tổng thu nhập chịu thuế của các mã chứng khoán chuyển nhượng trong năm.
Thu nhập chịu thuế từng mã chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua và các chi phí liên quan đến chuyển nhượng.
Giá mua của từng mã chứng khoán được xác định như sau:
Giá mua của chứng khoán bán ra
=
Giá vốn đầu kỳ + giá vốn trong kỳ
x Số lượng bán ra
Số lượng chứng khoán tồn đầu kỳ
+
Số lượng mua trong kỳ
Giá vốn trong kỳ = Giá mua + Chi phí mua
IV. Giảm trừ gia cảnh
Về đối tượng giảm trừ gia cảnh và các khoản được giảm trừ để xác định thu nhập tính thuế được thực hiện theo hướng dẫn tại Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC; Điều 2, Điều 3 Thông tư số 62/2009/TT-BTC Điều 4 Thông tư số 02/2010/TT-BTC.
1. Cá nhân được giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng và đã đăng ký giảm trừ gia cảnh. Đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc từ tháng 1 đến tháng rời khỏi Việt Nam.
Trường hợp cá nhân trong năm có phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng mà đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc muộn hoặc đến khi quyết toán thuế mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì khi khấu trừ thuế hàng tháng được tính giảm trừ gia cảnh từ tháng đăng ký giảm trừ; khi quyết toán thuế được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Ví dụ 4.
- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng đến tháng 3/2012 ông A mới đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì từ tháng 3/2012 hàng tháng ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.
- Ông A phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng 1 người con vào tháng 1/2012 nhưng không đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì hàng tháng ông A không được tính giảm trừ cho người phụ thuộc khi tạm khấu trừ thuế. Cuối năm khi quyết toán thuế, ông A đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc từ tháng 1/2012.
2. Đối với trường hợp cá nhân chuyển nơi làm việc thì khi nộp đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cho đơn vị làm việc mới, cá nhân nộp cho đơn vị làm việc mới bản chụp (photo) hồ sơ chứng minh người phụ thuộc có xác nhận của đơn vị làm việc trước đó.
V. Xác định số thuế phải nộp
1. Đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh
Số thuế phải nộp cả năm
=
Thu nhập tính thuế bình quân tháng
x
Thuế suất theo biểu thuế luỹ tiến từng phần tháng
x
12 tháng
2. Đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh bình quân tháng đến mức phải chịu thuế Thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần (nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng) thì được miễn thuế 6 tháng cuối năm 2012.
Số thuế được miễn
=
Thuế phải nộp năm 2012 x 6 tháng
12 tháng
Cá nhân kê khai số thuế Thu nhập cá nhân sau khi đã trừ số thuế được miễn vào chỉ tiêu số [32] (Số thuế phát sinh trong kỳ) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC.
Ví dụ 5: Ông A có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công năm 2012 là 166,2 triệu đồng.
Năm 2012 ông A có các khoản giảm trừ như sau:
- Giảm trừ cho bản thân 48 triệu đồng (4 triệu đồng x 12 tháng)
- Giảm trừ cho một người phụ thuộc 19,2 triệu đồng (1,6 triệu đồng x 12 tháng)
- Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế 3 triệu đồng.
Thu nhập tính thuế của ông A trong năm 2012 là: 166,2 triệu đồng – ( 48 triệu đồng + 19,2 triệu đồng + 3 triệu đồng ) = 96 triệu đồng.
Thu nhập tính thuế bình quân tháng = 96 triệu đồng : 12 tháng = 8 triệu đồng/tháng
Thuế bình quân 1 tháng phải nộp = (5 triệu đồng x 5%) + (3 triệu đồng x 10%) = 0,55 triệu đồng
Thuế cả năm = 0,55 triệu đồng x 12 tháng = 6,6 triệu đồng
Ví dụ 6: Thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công của ông B trong năm 2012 là 36 triệu đồng.
- Thu nhập tính thuế bình quân tháng của ông B là: 36 triệu đồng : 12 tháng = 3 triệu đồng.
- Số thuế TNCN phải nộp = (3 triệu đồng x 5%) x 12 tháng = 1,8 triệu đồng
- Thuế TNCN được miễn
=
1,8 triệu đồng
x
6 tháng
=
0,9 triệu đồng
12 tháng
- Thuế TNCN phải nộp sau khi trừ tiền thuế được miễn = 1,8 triệu đồng - 0,9 triệu đồng = 0,9 triệu đồng.
3. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
- Số thuế TNCN phải nộp cả năm
=
Thu nhập tính thuế
x
20%
- Số thuế TNCN được giảm
=
Thuế TNCN phải nộp cả năm
x
50%
- Số thuế TNCN còn phải nộp hoặc nộp thừa sau khi giảm
=
Số thuế TNCN phải nộp cả năm
-
Số thuế TNCN được giảm
-
Thuế TNCN đã khấu trừ
Cá nhân kê khai số thuế Thu nhập cá nhân sau khi đã trừ số thuế được giảm vào chỉ tiêu số [26] (Số thuế phải nộp trong kỳ) của Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 13/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC.
VI. Thủ tục khai quyết toán thuế TNCN
 ... và rất nhiều nội dung quan trọng khác.
Xem toàn văn Công văn 187/TCT TNCN tại đây: Công văn 187 file .doc

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Phần mềm HTKK 3.1.5 phiên bản mới nhất

HTKK 3.1.5 - Phần mềm hổ trợ kê khai thuế phiên bản 3.1.5 mới nhất


TỔNG CỤC THUẾ THÔNG BÁO vừa Nâng cấp Phần mềm hổ trợ kê khai thuế phiên bản 3.1.5 mới nhất ngày 15/01/2013 đáp ứng nghiệp vụ quyết toán thuế TNCN, TNDN năm 2012.

Phần mềm phiên bản HTKK 3.1.5 nâng cấp các tính năng chính sau:
- Nâng cấp chức năng kê khai tờ khai 05/KK-TNCN: Ứng dụng hỗ trợ tổng hợp số thuế TNCN được miễn theo Thông tư số 140/TT-BTC tại phụ lục 27/MT-TNCN nộp kèm tờ khai 05/KK-TNCN từ số liệu kê khai trên bảng kê 05A/BK-TNCN.

- Nâng cấp chức năng kê khai tờ khai 09/KK-TNCN: Ứng dụng hỗ trợ tổng hợp số thuế TNCN được miễn theo Thông tư số 140/TT-BTC tại phụ lục 26/MT-TNCN nộp kèm tờ khai 09/KK-TNCN từ số liệu kê khai trên tờ khai 09/KK-TNCN.

- Riêng đối với ứng dụng HTKK, iHTKK:

 + Bổ sung thêm mẫu biểu phụ lục Thông báo lựa chọn phương án hưởng ưu đãi thuế theo quy định tại Thông tư số 199/2012/TT-BTC mẫu 01/TNDN nộp kèm tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN.

 + Nâng cấp chức năng kê khai tờ khai thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản mẫu 02/TNDN: Thay đổi tỷ lệ nộp thuế TNDN trên doanh thu theo tiến độ thu tiền từ 2% xuống 1% theo Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012.

- Đối với việc gửi/nhận tờ khai quyết toán thuế TNCN qua trang http://tncnonline.com.vn: Hỗ trợ gửi/nhận dữ liệu tờ khai quyết toán thuế TNCN với cả 2 định dạng excel 2003 và 2007. Tổng cục Thuế sẽ tạm dừng hệ thống website http://tncnonline.com.vn trong khoảng thời gian từ 16h đến 18h ngày 15/1/2013 để tiến hành nâng cấp.

Bắt đầu từ ngày 16/1/2013, khi kê khai tờ khai thuế có áp dụng công nghệ mã vạch 2 chiều, tổ chức cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các mẫu biểu kê khai tại ứng dụng HTKK 3.1.5, phần mềm QTTNCN 3.0.2 và ứng dụng iHTKK 2.2.9 thay cho các phiên bản trước đây.

Tổng hợp Thông tin chính thức từ TỔNG CỤC THUẾ.

Download phần mềm HTKK 3.1.4 tại đây: HTKK 3.1.5 - Phần mềm hổ trợ kê khai thuế phiên bản 3.1.5 mới nhất