Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Thông tư 28/2012 hướng dẫn quyết định 45/2011

Thông tư 28/2012 hướng dẫn quyết định 45/2011

Thông tư liên tịch  28/2012/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn Quyết định  45/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của thủ tướng chính phủ về quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.
Download - tải toàn văn TTLT 28/2012 và quyết định 45/2011 trực tiếp tại:

Thông tư 28/2012 hướng dẫn quyết định 45/2011

Thông tư 155/2012/TT-BTC Quy định phí cấp CMND mẫu mới

Bộ Tài chính ban hành Thông tư 155/2012/TT-BTC ngày 20 tháng 9 năm 2012 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí Chứng minh nhân dân (CMND) mẫu mới.

Kề từ ngày 5/11/2012, mức phí đối với cấp CMND theo mẫu mới có mức phí từ 20.000 - 70.000 đồng.
Cụ thể mức thu lệ phí (Đơn vị tính: Đồng/CMND):
Số TTCác trường hợpCấp mới Cấp đổiCấp lại
1
Thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera)30.00050.00070.000
2
Thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh)20.00040.00060.000
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp mới, cấp đổi, cấp lại CMND mới, phải nộp lệ phí theo quy định trên.
Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo nộp lệ phí CMND mới bằng 50% mức thu quy định trên.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày  05/11/2012.
Download - tải toàn văn TT 155/2012 của BTC trực tiếp tại:

Thông tư 155/2012/TT-BTC Quy định mức phí cấp CMND mẫu mới

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Khởi tố ông Trần Xuân Giá - cựu chủ tịch HĐQT ACB, Eximbank

Khởi tố ông Trần Xuân Giá - cựu chủ tịch HĐQT ACB, Eximbank

Thông tin chính thức từ Bộ Công An ngày 27/9 cho biết cựu chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB Trần Xuân Giá cùng với 3 cựu chủ tịch vừa bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế. 4 bị can Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang được cho là đồng phạm với ông bầu Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải.

Những việc làm của các thành viên Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB đã sai quy định tại Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư số:02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước, gây hậu quả đặc biệt lớn, ảnh hưởng đến tình hình an ninh tiền tệ, gây bất ổn đến chính sách tiền tệ của Chính Phủ và trực tiếp gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 718,908 tỷ đồng.
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và xác định của Ngân hàng Nhà nước tại Công văn số:350/NHNN-TTGSNH ngày 17/5/2012 đã có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Sau khi thống nhất với VKSND Tối cao, ngày 20/8/2012, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lý Xuân Hải về tội "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 165 BLHS.

Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại Thừa Thiên-Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng tiến sĩ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
Từ 1981, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, làm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT); từ 1996, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.
Từ năm 2003, ông Giá làm Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11.2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, đến tháng 3.2008, làm Chủ tịch HĐQT.
Tới ngày 19.9.2012, ông Trần Xuân Giá cùng hai Phó chủ tịch là Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang đã từ nhiệm tại ACB đều với lý do cá nhân. (Thái Sơn).
Tập hợp từ VNN, VNE, TNO

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Nghị định 71/2012 quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ

Nghị định số 71/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/09/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ. 

Nâng mức phạt đối với hành vi vi phạm giao thông đường bộ: chở quá số người cho phép bị phạ từ 300.000 - 500.000; điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định phạt tới 15 triệu đồng; phạt nặng hành vi chạy xe quá tốc độ từ 600.000 đến 3 triệu đồng.
Download - tải nghị định 71/2012 của chính phủ tại đây: Nghị định 71/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Thông tư 12/2012 trợ cấp tháng ngành Công an

Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BCA-BTC hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Đối tượng áp dụng là cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại Điều 4 Thông tư Liên tịch số 05/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 8/11/2010 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC ngày 14/5/2012 hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên chức Công an nhân dân theo Quyết định số62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Về mức điều chỉnh trợ cấp hàng tháng, kể từ ngày 1/5/2012, đối tượng quy định trên được điều chỉnh mức hưởng trợ cấp hàng tháng theo công thức sau:

Mức hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày 01/5/2012
=
 Mức hưởng trợ cấp tháng 4/2012
x
1,265

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/10/2012
Thanh Trúc (chinhphu.vn)
Download - tải TTLT 12/2012 trực tiếp tại:

Thông tư 12/2012/TTLT-BCA-BTC trợ cấp tháng ngành Công an

Thông tư 99/2012/TTLT tăng 26,5% trợ cấp tháng cho quân nhân

Theo Thông tư liên tịch số 99/2012/TTLT-BQP-BTC do liên bộ Tài chính - Quốc phòng ban hành, sẽ tăng thêm 26,5% mức trợ cấp hàng tháng cho quân nhân thuộc đối tượng quy định, thời điểm được hưởng mức điều chỉnh mới này được tính từ 1/5/2012.
Đối tượng áp dụng là quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg (quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng), và quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg.
Từ ngày 1/5/2012, tăng thêm 26,5% mức trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng trên. Công thức điều chỉnh như sau:
Mức trợ cấp hàng tháng được hưởng từ ngày 1/5/2012
=
Mức trợ cấp được hưởng tại thời điểm tháng 4/2012
x
1,265
Mức điều chỉnh cụ thể như sau:
 Số năm công tác
Mức trợ cấp (đồng/tháng)
Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm
1.170.000
Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm
1.229.000
Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm
1.287.000
Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm
1.346.000
Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm
1.404.000
Thùy Trang(chinhphu.vn)
Download toàn văn TTLT 99/2012 tại đây: Thông tư 99/2012/TTLT-BQP-BTC tăng 26,5% trợ cấp tháng cho quân nhân

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố

Bầu Kiên bị bắt vì tội kinh doanh trái phép, nay bị can Nguyễn Đức Kiên vừa bị cơ quan điều tra khởi tố thêm 2 tội danh khác là "Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 18/9, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, lãnh đạo 3 ngành Tư pháp Trung ương đã họp nghe Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an báo cáo tiến độ, đánh giá tài liệu, chứng cứ thu thập được trong vụ án Nguyễn Đức Kiên và những người có liên quan.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Điều 139 viết:
 
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 

Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng:

Điều 165 viết:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác;
b) Có tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Gây thiệt hại từ ba trăm triệu đồng đến dưới một tỷ đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội gây thiệt hại từ một tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Bị bắt bởi một tội và bị khởi tố bởi những tội khác, điều này thấy rất phổ biến trong thời gian qua.

Ông bầu Nguyễn Đức Kiên bị khởi tố

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Nghị quyết số 55 của Chính phủ

Tăng mức tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp; kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu, nhất là hàng hoá tạm nhập tái xuất; định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013;... là những nội dung tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2012 vừa được ban hành ngày 13/09/2012.

Các điểm chính của nghị quyết 55:
  • Tăng mức tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp
  • Kích thích tiêu dùng để tăng sức mua, giải quyết hàng tồn kho
  • Định hướng một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2013
  • Đánh giá khách quan, toàn diện về doanh nghiệp nhà nước trong 10 năm qua

Download - tải toàn văn nghị quyết 55 năm 2012 tại đây: Nghị quyết số 55/NQ-CP của Chính phủ

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Dự Thảo Bộ Luật Đất Đai năm 2013 sửa đổi bổ sung

Dự thảo Luật Đất đai đề xuất quy định thống nhất thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm.

Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết, theo quy định hiện hành thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 20 năm, còn thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là 50 năm...

Cụ thể, dự thảo Luật quy định rõ:
"Thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.
Còn thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng là không quá 50 năm".
Hạn mức giao đất nông nghiệp
Về hạn mức giao đất nông nghiệp, tại Điều 112, dự thảo Luật nêu rõ: Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 03 ha đối với mỗi loại đất.
Còn hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân là không quá 10 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng và không quá 30 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Đồng thời, dự thảo quy định rõ hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 ha đối với đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất.
Nếu hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha.
Còn trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá 05 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; và không quá 25 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá 25 ha.
Ngoài ra, tại Điều 113, dự thảo quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và giao Chính phủ quy định cụ thể cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng và từng thời kỳ, tạo điều kiện cho quá trình tích tụ, tập trung đất đai để hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp.
Theo Trần Mạnh (chinhphu)
Kính mời Luật sư, Luật gia và toàn thể Cộng đồng DanLuat tham gia góp ý về dự thảo Luật đất đai 2013.
Download - Tải toàn văn dự thảo Luật đất đai 2013 trực tiếp tại đây:  Dự Thảo Bộ Luật Đất Đai năm 2013 sửa đổi bổ sung

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Nghị định 65/2012 cấp hộ chiếu phổ thông - sửa đổi NĐ 136/2007

Nghị định số 65/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày ngày 17/8/2007, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, trong đó bổ sung quy định cấp lại, cấp mới hộ chiếu phổ thông.

Download - tải nghị định số 65/2012 của Chính phủ tại đây: Nghị định 65/2012/NĐ-CP cấp hộ chiếu phổ thông - sửa đổi ND 136/2007

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2012

Nghị định 64/2012/NĐ-CP cấp 3 loại giấy phép xây dựng

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 64/2012/NĐ-CP  về cấp giấy phép xây dựng bao gồm 3 loại:
  1. Xây dựng mới;
  2. sửa chữa, cải tạo; 
  3. di dời công trình.
Nghị định 64/2012 có hiệu lực từ ngày 04/09/2012.
Download - tải toàn văn nghị định 64 trực tiếp tại đây: Nghị định 64/2012/NĐ-CP cấp 3 loại giấy phép xây dựng

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Dương Chí Dũng đã bị bắt!!!


Ngày 5/9, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm thuộc Bộ Công an cho biết đã bắt được bị can Dương Chí Dũng - 55 tuổi, trú tại phường Thành Công, Hà Nội - nguyên cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam .

Được biết, Dương Chí Dũng bị bắt tại 1 nước trong khối ASEAN và được Cảnh sát quốc tế Interpol di lý về Việt Nam.
Trước đó ngày 19/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã bị can Dương Chí Dũng.
Quyết định truy nã được thông báo đến cơ quan công an các địa phương, các đơn vị của bộ để bắt giữ khi phát hiện
Trước đó, mở rộng điều tra vụ án tham nhũng xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, ra lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Dương Chí Dũng. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông Dương Chí Dũng không có mặt tại nhà.
Ngày 18/5, ông Dũng cũng không có mặt ở cơ quan để làm việc. Sau khi xác minh, cơ quan điều tra xác định bị can này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên ra quyết định truy nã, thông báo tới cơ quan công an các địa phương để truy bắt.
Cùng bị khởi tố với ông Dương Chí Dũng còn có hai bị can bị bắt tạm giam gồm ông Mai Văn Phúc (54 tuổi, trú ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - phó vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT, nguyên tổng giám đốc Vinalines) và Trần Hữu Chiều (60 tuổi, trú ở Thái Thịnh, quận Đống Đa - phó tổng giám đốc, phó bí thư Đảng ủy Vinalines).
Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam một loạt cán bộ thuộc Vinalines về hành vi “tham ô tài sản” gồm các ông Trần Hải Sơn (52 tuổi, trú tại TP.HCM - tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Văn Quang (37 tuổi, trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines). Ngoài ra còn có hai bị can Trần Bá Hùng (33 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - phó trưởng bộ phận vỏ của Công ty TNHH Hyundai Vinashin); Phạm Bá Giáp (40 tuổi, trú tại tỉnh Khánh Hòa - giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân) cũng bị bắt tạm giam về hành vi “tham ô tài sản”.
Cơ quan điều tra xác định các bị can này đã tham ô trong quá trình sửa chữa ụ nổi No83M do Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam nhập về. Cụ thể, các bị can tại Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Việt Nam đã gửi giá nguyên vật liệu sửa chữa nhằm chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Theo đó, mỗi ký thép hàn, các bị can Sơn và Quang yêu cầu ông Trần Bá Hùng cộng thêm 10.000 đồng để lấy tiền. Ngoài ra, các bị can này còn nâng khống khối lượng sắt hàn trên hồ sơ quyết toán nhằm tham ô tài sản của Nhà nước.
Để rút được tiền chuyển cho bị can Sơn và Quang, bị can Trần Bá Hùng đã thông qua Công ty TNHH Nguyên Ân do Phạm Bá Giáp làm giám đốc để làm hợp đồng, chứng từ thanh toán, quyết toán. Qua đó, bị can Trần Bá Hùng đã rút tiền và chuyển hơn 1,5 tỉ đồng cho bị can Trần Văn Quang, chi cho Phạm Bá Giáp 50 triệu đồng để thu lợi bất chính.
Theo 24h

Hình ảnh ông Dương Chí Dũng:
Dương Chí Dũng đã bị bắt !

Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Đánh chết người tại trụ sở Công an, Quốc Hội nên sửa đổi Điều 97 BLHS?

Tôi kiến nghị Quốc Hội sửa đổi Điều 97 Bộ luật hình sự: Hiện nay: "Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ. Người nào trong khi thi hành công vụ mà làm chết người do dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm." Đề nghị cũng xử lý hình sự như đối với người dân: Cụ thể có thể quy tội giết người và hình phạt cao nhất như người dân chịu khi giết người.

Chết bất thường ở trụ sở công an

Sau hơn 3 giờ có mặt tại trụ sở công an xã, một người dân ở Hà Nội đã tử vong với rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể * Tạm giam 2 công an liên quan

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 31-8, ông Hoàng Ngọc Vui, Phó trưởng Công an xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội, cho biết Cơ quan Điều tra Công an huyện Đông Anh đã triệu tập 4 người thuộc công an xã này để lấy lời khai liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Mậu Thuận chết bất thường.
“Cơ quan điều tra vừa gửi thông báo cho chúng tôi biết về việc bắt tạm giam đối với ông Hoàng Ngọc Tuyên, phó trưởng công an xã và ông Nguyễn Trọng Kiên, công an viên, để điều tra về việc cố ý gây thương tích dẫn đến cái chết của ông Thuận” - ông Vui khẳng định.
Riêng 2 công an viên khác là ông Đoàn Văn Tuyến và Hoàng Ngọc Thức (cùng tham gia buổi lấy lời khai của ông Thuận) vẫn đang bị tạm giữ để lấy lời khai. Ngoài ra, Công an huyện Đông Anh cũng đã triệu tập ông Nguyễn Đức Vọng, Trưởng Công an xã Kim Nỗ, lên báo cáo về vụ việc. Theo ông Vui, xác định ban đầu của cơ quan điều tra cho thấy ông Thuận chết vì có tác động của ngoại lực.

Nhiều vết bầm tím trên khắp cơ thể ông Nguyễn Mậu Thuận. ẢNH DO GIA ĐÌNH NẠN NHÂN CUNG CẤP
Cùng ngày, thi thể ông Nguyễn Mậu Thuận đã được gia đình đưa từ Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh về nhà riêng để tổ chức mai táng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sáng 30-8, UBND xã Kim Nỗ tổ chức lực lượng tiến hành cưỡng chế việc xây dựng tường rào bằng gạch lấn vào đường đi chung trái phép của cụ Nguyễn Mậu Diệp, bố ông Thuận.
Buổi cưỡng chế diễn ra khá suôn sẻ. Đến trưa 30-8, ông Thuận sang gia đình người hàng xóm đứng đơn kiện gia đình mình là bà Đoàn Thị Bút để nói chuyện cho ra lẽ. Ông Thuận cho rằng việc bố mình xây tường rào hoàn toàn trên diện tích đất đã được huyện Đông Anh cấp sổ đỏ.
Sau khi đòi gặp ông Phú - chồng bà Bút - không được, ông Thuận định ra về thì xảy ra xích mích, lời qua tiếng lại với bà này. Ông Thuận đã dùng tay đẩy ngã bà Bút rồi về nhà ngủ. Vụ việc được gia đình bà Bút báo cáo lên xã. Đến 13 giờ cùng ngày, 3 công an viên xã Kim Nỗ đã áp giải ông Thuận lên trụ sở để lấy lời khai.
Anh Nguyễn Mậu Công, con trai ông Thuận, bức xúc: “Tôi chở bố tôi lên trụ sở UBND xã và định ở đấy xem họ xử lý vụ việc thế nào. Tuy nhiên, mấy ông công an xã bảo tôi cứ về nhà, họ chỉ lấy lời khai xong sẽ cho bố tôi về. Khi vợ chồng tôi đang ở nhà thì nhận được điện thoại của ông Nguyễn Đức Vọng cho biết ông ấy đang phải xoa dầu gió cho bố tôi.
Đến 16 giờ, tôi nhận được tin báo bố tôi bất tỉnh nhân sự. Bác sĩ trạm y tế xã Kim Nỗ cho biết tim bố tôi đã ngừng đập nhưng tôi vẫn yêu cầu đưa ngay ông lên bệnh viện huyện cấp cứu”. Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Anh, các bác sĩ khẳng định ông Thuận đã chết trước đó.
Ông Thuận bị trói, đánh?
Ông Hoàng Ngọc Vui cho biết Công an xã Kim Nỗ được trang bị còng số 8, gậy titan (dùi cui điện), gậy cao su. Những vật dụng này chỉ được phép sử dụng trong trường hợp cần phải trấn áp ngay những đối tượng nguy hiểm hoặc có thể gây ra hành vi nguy hiểm cho những người xung quanh. Ông Vui khẳng định tại phòng làm việc của UBND xã không thể cho phép công an sử dụng các dụng cụ này vào việc lấy lời khai.
Cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh chụp tay, chân ông Thuận với rất nhiều vết thâm tím, ông Nguyễn Mậu Tình, em ông Thuận, khẳng định anh mình đã bị trói, khóa rồi đánh để lấy lời khai nên mới như thế.
Bài và ảnh: THẾ KHA
Trách nhiệm của Bộ Công an đến đâu?
Đánh chết người tại trụ sở Công an, Quốc Hội sửa đổi Điều 97 Bộ luật hình sự?