Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Nghị quyết 14/NQ-CP năm 2012 về hổ trợ daonh nghiệp vay vốn

Tại Nghị quyết 14/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ tích cực để các doanh nghiệp được tiếp cận và hấp thụ vốn, tập trung vốn hỗ trợ cho vay vào các lĩnh vực ưu tiên.

Vài nét chính của nghị quyết 14 năm 2012:
  • - Đảm bảo hiệu quả trong việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại
  • - Kích thích tiêu thụ, giảm hàng tồn kho, phát triển sản xuất
  • -Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền tạo sự đồng thuận xã hội
Download - tải nghị quyết 14 năm 2012 tại đây:

Nghị định 47/2012/NĐ-CP Nâng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có công

 Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2012/NĐ-CP ngày 28/05/2012 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.110.000 đồng, thay vì mức 876.000 đồng quy định tại Nghị định52/2011/NĐ-CP .
Các khoản trợ cấp, phụ cấp ưu đãi quy định tại Nghị định mới sẽ được tính thực hiện từ ngày 1/5/2012.
Theo Nghị định 47/2012/NĐ-CP, sẽ nâng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng; trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công; trợ cấp thương tật đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; mức trợ cấp thương tật đối với thương binh loại B.
Trong đó, trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ là 1.110.000 đồng/tháng (quy định cũ là 876.000 đồng).
Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mà bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt thì được trợ cấp 1.110.000 đồng/tháng (mức cũ 876.000 đồng); bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt được trợ cấp 622.000 đồng/tháng (mức cũ 491.000 đồng);...
Một số mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có công với cách mạng như sau:
Đơn vị: nghìn đồng
TT
Đối tượng người có công
Mức trợ cấp, phụ cấp từ 1/5/2012
(mức chuẩn 1.110.000đ)
Ghi chú

Trợ cấp
Phụ cấp
1
Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945:
Hàng tháng
- Diện thoát ly
1.240
210/1 thâm niên
- Diện không thoát ly
2.106
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 từ trần
 1.110
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 từ trần
1.860
2
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945
1.148
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 từ trần
622
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 từ trần
1302
3
Thân nhân liệt sĩ:
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 1 liệt sĩ
1.110
- Trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân của 2 liệt sĩ trở lên
1.983
- Trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sĩ
1.983
4
Bà mẹ Việt Nam anh hùng
1.983
931
5
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến
931
6
- Trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ
20 lần mức chuẩn
Một lần

- Chi phí báo tử
1.000
7
- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến chết trước ngày 1/1/1995
20 lần mức chuẩn
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến được truy tặng
20 lần mức chuẩn
8
Người bị thương suy giảm khả năng lao động từ 5% - 20%:
- Suy giảm khả năng lao động từ 5% - 10%
4 lần mức chuẩn
- Suy giảm khả năng lao động từ 11% - 15%
6 lần mức chuẩn
- Suy giảm khả năng lao động từ 16% - 20%
8 lần mức chuẩn
Thanh Giang
Theo nguồn chinhphu.vn

Ngày có hiệu lực 15/07/2012

Download - Tải nghị định 47 tại đây:
Nghị định 47/2012/NĐ-CP Nâng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi với người có công

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Thông tư 01/2012/TTLT-BNV-BTC tính mức lương cơ bản 2012

Liên Bộ Nội vụ - Tài chính đã ban hành Thông tư số 01/2012/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ ngày 1/5/2012 đối với cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp.

Theo đó, đối với cán bộ, công chức, viên chức, mức lương mới áp dụng từ ngày 1/5/2012 được tính theo công thức:

Mức lương
thực hiện từ 1/5/2012
=
Mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng
xHệ số lương hiện hưởng


Các khoản phụ cấp tính theo mức lương tối thiểu chung được tính là:
Riêng các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể vẫn giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực từ 1/6/2012. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 04/2011/TTLT-BNV-BTC của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu chung từ 1/5/2011 đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp.

Các khoản trích và các chế độ được hưởng tính theo mức lương tối thiểu chung được tính lại tương ứng từ ngày 01/5/2012.
Mức phụ cấp thực hiện từ 1/5/2012=
Mức lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng
xHệ số
phụ cấp
hiện hưởng

Download - tải thông tư liên tịch 01/2012 tại đây:
Thông tư 01/2012/TTLT-BNV-BTC tính mức lương cơ bản 2012

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

PHẦN MỀM HTKK 3.1.3 - download - tải phiên bản mới nhất 3.1.3

TỔNG CỤC THUẾ THÔNG BÁO NÂNG CẤP PHẦN MỀM HTKK PHIÊN BẢN MỚI NHẤT 3.1.3

Về việc Nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai tờ khai mã vạch (HTKK) phiên bản 3.1.3
Để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ cho phép gia hạn nộp thuế đối với số thuế Giá trị gia tăng của kỳ tính thuế tháng 4, 5, 6 năm 2012 theo Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và công văn số, Tổng cục Thuế đã hoàn thành nâng cấp ứng dụng HTKK phiên bản 3.1.3 với nội dung cụ thể như sau:
1. Nâng cấp chức năng kê khai tờ khai 01/GTGT theo Nghị quyết số 13/NQ-CP:
- Bổ sung lựa chọn cho phép xác định doanh nghiệp thuộc diện được gia hạn nộp thuế đối với số thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 4, 5, 6 năm 2012 theo Nghị quyết số13/NQ-CP của Chính Phủ, bao gồm các thông tin: + Ô check chọn Gia hạn + Lý do gia hạn: Cho phép người sử dụng chọn lý do gia hạn - DN vừa và nhỏ được gia hạn theo NQ13/NQ-CP - DN có nhiều lao động được gia hạn theo NQ13/NQ-CP
2. Cập nhật mẫu file excel báo cáo hoá đơn phục vụ nhận tờ khai có dữ liệu lớn vào hệ thống Khai thuế qua mạng (iHTKK) đối với Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn – Mẫu BC26/AC và Báo cáo tình hình nhận in hóa đơn – Mẫu BC01/AC
3. Cập nhật tờ khai 01/NTNN, 03/NTNN: hỗ trợ cho phép kê khai đối với người nộp thuế có doanh thu tính thuế âm. Tổ chức, cá nhân nộp thuế có thể tải thông tin liên quan đến các phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế tại địa chỉ sau: - Bộ cài phần mềm hỗ trợ QTTNCN 3.0.1 và tài liệu hướng dẫn sử dụng đặt tại http://tncnonline.com.vn - Bộ cài và Tài liệu hướng dẫn sử dụng ứng dụng HTKK phiên bản 3.1.3 đặt tại: http://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/hotrokekhai
Hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế địa phương để được cung cấp và hỗ trợ trong quá trình cài đặt, sử dụng.
Mọi phản ánh, góp ý của tổ chức cá nhân nộp thuế được gửi đến Cục Thuế theo các số điện thoại, hộp thư điện tử của Tổ hỗ trợ NNT về ứng dụng HTKK mà Cục Thuế đã cung cấp.
Tổng cục Thuế trân trọng kính báo./.
Download - tải phần mềm htkk phiên bản mới nhất 3.1.3 tại đây:

PHẦN MỀM HTKK 3.1.3 - download - tải phiên bản mới nhất 3.1.3

Thông tư 28/2011/TT-BTC, so sánh TT 28/2011/TT-BTC với TT 60/2007/TT-BTC

Điều 64. Hiệu lực thi hành:

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài chính.

Hồ sơ khai thuế theo từng lần bắt đầu áp dụng đối với từng lần phát sinh nghĩa vụ nộp thuế từ ngày 01/07/2011.

Hồ sơ khai thuế tháng bắt đầu áp dụng đối với việc khai thuế từ kỳ tính thuế tháng 07 năm 2011.

Hồ sơ khai thuế theo quý bắt đầu áp dụng đối với việc khai thuế từ kỳ tính thuế quý 03 năm 2011.

Hồ sơ khai thuế cả năm bắt đầu áp dụng đối với việc khai thuế từ kỳ tính thuế năm 2011.


Hồ sơ khai quyết toán thuế theo năm bắt đầu áp dụng đối với việc khai quyết toán thuế từ kỳ tính thuế năm 2011. Khai quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp bắt đầu áp dụng kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó từ ngày 01/07/2011.

Các quy định về thủ tục nộp thuế, hoàn thuế, bù trừ thuế bắt đầu áp dụng từ ngày 01/07/2011.

2. Bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này.

File đính kèm bao gồm :

+ Thông Tư 28/2011/TT-BTC & phụ lục mẫu biểu đính kèm.

+ So sánh TT 28/2011/TT-BTC với TT60/2007/TT-BTC

+ Những điểm mới trong TT 28/2011/TT-BTC cần lưu ý .


Download thông tư 28  tại đây: Thông tư 28/2011/TT-BTC, so sánh TT 28/2011/TT-BTC với TT 60/2007/TT-BTC

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn NĐ 24/2012/NĐ-CP về kinh doanh vàng

Ngày 25/5/2012 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Thông tư số 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

Ngân hàng Nhà nước quy định, thời hạn chuyển tiếp đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là 6 tháng kể từ ngày Thông tư 16/2012 có hiệu lực thi hành.
Thông tư 16 có hiệu lực thi hành ngày 10/07/2012.

Download - tải thông tư 16 năm 2012 tại đây:

Thông tư 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn NĐ 24/2012/NĐ-CP về kinh doanh vàng

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến - Một góc nhìn khác về vụ việc

Luật sư Ngô Ngọc Trai

Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đang trong quá trình rà soát sửa đổi. Quốc hội Việt Nam chưa cho thấy tầm mức hoạt động thực sự được như là cơ quan quyền lực cao nhất nước. Sự việc liên quan đến đại biểu quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến gợi ra nhiều ưu tư và có thể được xem như là một đợt học tập sâu rộng.
Trong khung cảnh đó người viết xin chia sẻ một số ý kiến quan điểm về tổ chức hoạt động của Quốc hội và Đại biểu quốc hội. Từ vụ việc cụ thể của đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến đối chiếu sang vị thế của Quốc hội hiện nay và nêu lên những nội dung cần quan tâm trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này.
Vấn đề nêu ra chắc chắn cần thêm trao đổi, thời gian để đi đến thống nhất thực hiện, tuy nhiên chiều hướng phát triển không thể nào khác được và chúng ta hãy cùng hy vọng những thay đổi tích cực về sau.

Đại biểu quốc hội không đại diện cho ý chí, nguyện vọng của toàn dân

Đứng ở phương diện chính quyền và xét một cách tổng quát thì thấy rằng: Trong điều kiện nguồn lực quốc gia là hữu hạn thì tại mọi thời điểm sẽ luôn phải lựa chọn để giải quyết trước những vấn đề được đánh giá là đáng quan tâm hơn các vấn đề khác.

Khi nguồn lực quốc gia được tập trung dành giải quyết cho vấn đề được đánh giá là quan trọng hơn, khi đó sẽ có nhóm người hưởng lợi từ vấn đề được giải quyết. Đồng thời với đó, các vấn đề khác bị cho là ít quan trọng hơn sẽ bị bỏ lại và có nhóm bị thiệt thòi.

Do vậy mà ở mọi thời điểm, trong xã hội luôn luôn tồn tại những nhóm người có quyền lợi không đồng nhất hoặc đối lập nhau.

Khi quyền lợi của toàn dân là không đồng nhất thì không thể nào có việc một cá nhân hoặc tổ chức đứng ra đại diện cho quyền lợi của toàn dân. Bởi lẽ đó đại biểu quốc hội chỉ đại diện cho ý chí và nguyện vọng của cử tri bầu ra mình, mà không thể đại diện cho quyền lợi của toàn thể nhân dân.

Hiến pháp Việt Nam năm 1992 tại Điều 97 quy định như sau: Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.

Ý chí, nguyện vọng của nhân dân phản ánh mối quyền lợi mà nhân dân đeo đuổi, khi quyền lợi của từng nhóm nhân dân là khác nhau thì một đại biểu không thể đại diện cho tất cả. Một người không thể đại diện bảo vệ quyền lợi cho hai người có quyền lợi đối lập nhau. Điều 9 Luật luật sư quy định nghiêm cấm luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau. Suy rộng ra thì đại biểu quốc hội cũng như thế.

Hiến pháp đang sửa đổi, cần bỏ đi nội dung đại biểu quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước. Có như thế thì mới phản ánh rõ bản chất thực sự, vai trò thực sự của người đại biểu là đại diện bảo vệ cho quyền lợi cho nhóm cử tri, những người có chung quyền lợi. Quy định như hiện tại xem qua có vẻ vô hại nhưng thực ra đã làm xóa nhòa đi tầm mức trách nhiệm của đại biểu, xóa nhòa đi tương quan trách nhiệm giữa đại biểu được bầu với những người đã bầu đại biểu. Quy định như hiện tại sẽ khiến cho đại biểu phân tâm, không tập trung bảo vệ cho quyền lợi cử tri bầu ra mình. Quy định như hiện tại sẽ là cơ sở cho những bao biện khi đại biểu không làm tốt công việc bảo vệ quyền lợi cho cử tri.

Được như vậy thì đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến chỉ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri tỉnh Long An nơi bà được trúng cử, bà Yến không đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri nơi khác. Ngược lại đại biểu của nơi khác chỉ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri nơi họ trúng cử, mà không đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri tỉnh Long An.

Ý chí, nguyện vọng của cử tri nơi này có thể không đồng nhất với ý chí, nguyện vọng của cử tri nơi khác - mặc dù tất cả đều chính đáng như nhau. Do vậy ta không được đem ý chí, nguyện vọng của cử tri nơi này để áp đặt, ép buộc, phủ quyết, thay thế cho ý chí, nguyện vọng cử tri nơi kia.

Từ đó thấy rằng sẽ là không hợp lý khi các đại biểu quốc hội nơi khác phủ quyết quyền chọn người đại diện của cử tri tỉnh Long An. Nếu điều đó xảy ra thì đồng nghĩa với việc ý chí, nguyện vọng của cử tri tỉnh Long An bị xâm phạm.

 Quyền miễn trừ của đại biểu quốc hội
Xét tổng quát toàn xã hội thì thấy rằng: Các tổ chức hiệp hội luôn luôn được lập ra bởi những người có chung mục tiêu quyền lợi và định hướng thành lập tổ chức luôn luôn nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho chính các thành viên.

Quốc hội là tổ chức đặc biệt, Quốc hội là tổ chức duy nhất được thành lập bởi những thành viên không có quyền lợi thống nhất chung. Quốc hội là tổ chức duy nhất là nơi tập hợp của nhiều quyền lợi khác biệt. Cách thức làm việc của Quốc hội là biểu quyết theo đa số, do chính bởi nhận thức rằng sẽ không có được sự thống nhất trong toàn bộ các đại biểu về tất cả các vấn đề.

Đại biểu quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri bầu ra mình, do vậy toàn bộ hoạt động của đại biểu quốc hội là nhằm bảo vệ quyền lợi của cử tri. Và khi quyền lợi của cử tri là không đồng nhất thì có nghĩa rằng hoạt động của đại biểu quốc hội thực chất là hoạt động đấu tranh giành quyền lợi. Môi trường đấu tranh là hoạt động thảo luận các văn bản chính sách, phương tiện đấu tranh là biểu quyết thông qua các văn bản chính sách.

Để bảo vệ đại biểu của mình khỏi sự xâm hại trước quy kết của các quyền lợi đối lập, và để tạo động cơ thúc đẩy đại biểu yên tâm làm tốt hoạt động của mình, các cử tri quyết định rằng cần có chế định về quyền miễn trừ trách nhiệm.

Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức quốc hội Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “quyền miễn trừ”, không gọi tên “quyền miễn trừ”, nhưng tại Điều 99 Hiến pháp năm 1992 và Điều 58 Luật tổ chức quốc hội, có quy định nội dung mang ý nghĩa miễn trừ trách nhiệm cho đại biểu trong một số trường hợp đặc biệt. Lần sửa đổi Hiến pháp tới đây nên đưa vào gọi tên “quyền miễn trừ” và mở rộng phạm vi nội dung quyền miễn trừ cho đại biểu quốc hội.

Nội dung căn bản của quyền miễn trừ là đại biểu sẽ không bị xử lý phán xét đối với các sai phạm khi đang đương nhiệm. Thông thường khi đứng trước tầm mức quan trọng của vấn đề cần giải quyết, đối diện với nhiều mũi tiến công, viễn cảnh trách nhiệm nặng nề trước cử tri, đại biểu e ngại rủi do, nếu có thể được thì họ sẽ lựa chọn là không làm gì cả. Quyền miễn trừ áp dụng cho tất cả hành vi trước và trong thời gian đương nhiệm, sẽ giúp đại biểu yên tâm làm việc.

Chúng ta có cơ sở để yên tâm rằng đại biểu sẽ không lợi dụng quyền miễn trừ để làm điều vi phạm. Hàng triệu con người có thể nào sai lầm trong việc chọn ra người đại diện tốt nhất cho mình? Bản chất con người là không toàn thiện và việc phán xét đúng sai đối với một người luôn luôn bị ảnh hưởng bởi thiên kiến và quyền lợi của người khác. Nếu không được bảo vệ khỏi những cáo buộc thì nguyên việc dành thời gian để giải quyết vấn đề đó, đại biểu đã chẳng còn thời gian để làm những việc khác.

Hàng triệu con người đã lựa chọn một người tốt, dù cho người đó có khiếm khuyết trong con mắt của một vài người khác, nhân dân chẳng cần quan tâm.

Tại sao một đại biểu được hàng triệu cử tri tín nhiệm bầu ra lại bị vài trăm con người, khác biệt hoàn toàn về thiên kiến và quyền lợi bãi nhiệm? Như thế thì vai trò quyết định của các cử tri bầu ra đại biểu đó bị bỏ đi đâu? Ý chí, nguyện vọng của họ bị bỏ đi đâu? Luận đề về quyền lực thuộc về nhân dân là ở chỗ nào?
Lần sửa đổi Hiến pháp tới đây cần quy định quyền miễn trừ đối với đại biểu quốc hội trong tất cả mọi vấn đề. Nếu có sai phạm thì để sau khi đại biểu hết nhiệm kỳ mới xử lý, như thế sẽ tạo điều kiện để đại biểu yên tâm làm việc. Chỉ trong trường hợp phạm tội quả tang, có chứng cứ rõ ràng, sau khi được Chủ tịch quốc hội đồng ý mới được thực hiện các bước xử lý đại biểu theo luật định.

Có như thế mới tăng vị thế và quyền lực cho các đại biểu quốc hội và giúp cho quốc hội hoạt động thực chất hiệu quả hơn. Quốc hội cần trở thành đúng là một cơ quan quyền lực cao nhất nước, đó là vấn đề trọng yếu mà tương lai tất phải hoàn thành.

Đại biểu chuyên trách

Đối với mỗi nhóm dân chúng thì các vấn đề của họ luôn luôn là cấp thiết, quan trọng và cần phải giải quyết ngay. Ví dụ: Yêu cầu về cải thiện tình trạng quá tải ở bệnh viện. Yêu cầu về xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị học tập cho học sinh vùng núi. Yêu cầu về cải thiện hạ tầng giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông. Yêu cầu về mua sắm trang thiết bị cho ngư dân đánh bắt cá ngoài biển để giữ gìn chủ quyền biển đảo. Yêu cầu về giữ đất nông nghiệp trồng cấy cho nông dân. Yêu cầu tăng lương cho công chức. Yêu cầu sửa đổi những quy định bó hẹp cản trở, mở rộng phạm vi quyền hạn hoạt động cho giới Luật sư…

Tất cả các yêu cầu đều chính đáng và dân chúng muốn đại biểu dành hết tâm sức vào để đấu tranh cho vấn đề của họ. Các đại biểu có trách nhiệm nêu lên tính chất cấp thiết quan trọng của vấn đề, khiến cho chính quyền dành mối quan tâm đầu tiên giải quyết cho vấn đề của họ. Khi đại biểu lại là người giữ cương vị chính quyền thì thời gian và tâm sức bị phân tán. Tâm tư nguyện vọng của cử tri sẽ không được lắng nghe, phản ánh và bị bỏ mặc.

Thêm nữa, người giữ cương vị chính quyền phải hoạt động không vụ lợi. Người giữ cương vị chính quyền hoạt động công vụ phải tuân theo chính sách và luật pháp, không được để cho các mối quyền lợi thúc đẩy. Người giữ cương vị chính quyền chỉ có một động cơ thúc đẩy duy nhất đó là mục tiêu hoàn thành công vụ. Trong khi đó toàn bộ hoạt động của đại biểu quốc hội là hoạt động đấu tranh giành quyền lợi cho cử tri.

Như thế sẽ là mâu thuẫn nội tại khi một đại biểu quốc hội giữ cương vị chính quyền.

Mặt khác đại biểu quốc hội còn có chức năng giám sát việc thực thi chính sách pháp luật, trường hợp đại biểu giữ thêm cương vị chính quyền (tức là người thực thi chính sách pháp luật) thì sẽ là mình giám sát mình. Tệ tham nhũng đang là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay.

Do vậy trong lần sửa đổi Hiến pháp lần này cần quan tâm cốt yếu tới vấn đề đại biểu chuyên trách, đại biểu kiêm nhiệm. Chiều hướng xây dựng tổ chức quốc hội, vấn đề trọng yếu nhất là xây dựng đội ngũ đại biểu chuyên trách. Nếu không phải là tất cả thì phải là đa số các đại biểu phải chuyên trách. Có như thế ý chí, nguyện vọng của cử tri mới được coi trọng, khi đó mới thực chất nâng tầm đại biểu quốc hội, thúc đẩy xây dựng Quốc hội trở thành cơ quan quyền lực cao nhất nước.

Quay trở lại vụ việc của đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến

Bà Đặng Thị Hoàng Yến là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Tân Tạo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường đại học Tân Tạo, Chủ tịch của Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ, Thành viên của Hội đồng tư vấn kinh doanh Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực châu Á – Thái bình dương (ESCAP), thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC), thành viên của Chương trình nghị sự toàn cầu Khu vực Đông Nam Á của Diễn đàn kinh tế thế giới.

Bà Đặng Thị Hoàng Yến nằm trong số ít các đại biểu không kiêm nhiệm cương vị chính quyền, bà lại là đại biểu nữ, cả hai đều là nhân tố cần trân trọng.

Các thành công của bà là bằng chứng không thể phủ nhận cho năng lực, trí tuệ và sự khôn ngoan của bà. Các cương vị mà bà đang nắm giữ sẽ giúp bà thấu hiểu, phản ánh tốt nhất các vấn đề cần giải quyết của giới doanh nghiệp Việt Nam. Cử tri thấy rõ điều đó và họ không thể trông đợi một người khác tốt hơn giữ vai trò là người đại diện cho mình.

Các quy kết trách nhiệm về thông tin nhân thân của bà Đặng Thị Hoàng Yến là nhỏ nhặt và không tương xứng với tầm mức thành công mà bà đã đạt, không tương xứng với tầm mức quan trọng của các vấn đề mà bà sẽ góp sức giải quyết cho cử tri. Hơn lúc nào hết, đây chính là thời điểm quyền miễn trừ của đại biểu quốc hội được đem ra áp dụng và luận đề về quyền lực thuộc về nhân dân được đem ra kiểm chứng.

Quốc hội chuẩn bị sắp họp, Hiến pháp đang được rà soát sửa đổi, người viết thành tâm mong mỏi vụ việc của đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến cuối cùng sẽ mang dấu ấn tích cực, sẽ là dấu mốc cho sự phát triển vị thế của Quốc hội Việt Nam.

Luật sư Ngô Ngọc Trai

Nguồn: Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến - Một góc nhìn khác về vụ việc

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Thông tư số 73/2012/TT-BTC sửa đổi tt 76/2004/TT-BTC về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Bộ Tài chính vừa ra thông tư 73/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 về việc sửa đổi , bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Thông tư có hiệu lực ngày 01/07/2012.

Download - tải nội dung thông tư 73/2012 và thông tư 76/2004 tại đây:

Thông tư số 73/2012/TT-BTC sửa đổi tt 76/2004/TT-BTC về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Thông tư 83/2012/TT-BTC hướng dẫn gia hạn thuế, giảm tiền thuê đất theo Nghị quyết 13/NQ-CP

Bộ Tài chính ban vừa hành Thông tư 83/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu Ngân sách Nhà nước theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

  1. Gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng
  2. Gia hạn 9 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
  3. Và một số trường hợp được gia hạn nộp tiền sử dụng đất
Download - tải toàn văn thông tư 83/2012 tại đây:

Thông tư 83/2012/TT-BTC hướng dẫn gia hạn thuế, giảm tiền thuê đất theo Nghị quyết 13/NQ-CP

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT Quy định mới về dạy thêm, học thêm của BGDĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 5 năm 2012 quy định mới về dạy thêm, học thêm có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7 tới.

Thông tư mới quy định các quy tắc dạy thêm học thêm như hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.

Download - tải thông tư 17/2012 tại đây:
Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT Quy định mới về dạy thêm, học thêm của BGDĐT

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Thông tư 74/2012/TT-BTC hướng dẫn điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo NĐ 31/2012, NĐ 34/2012 và NĐ 35/2012

Thông tư 74/2012/TT-BTC ngày 14/5/2012 hướng dẫn xác định phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương

Thông tư số 74/2012/TT-BTC ngày 14 tháng 05 năm 2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12/04/2012 của Chính phủ, chế độ phụ cấp công vụ theo Nghị định 34/2012/NĐ-CP ngày 15/04/2012 của Chính phủ, điều chỉnh trợ cấp đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị địnd 35/2012/NĐ-CP ngày 18/04/2012 của Chính phủ.

Download - tải thông tư 74/2012 tại đây:

Thông tư 73/2012/TT-BTC - Tăng lệ phí cấp biển số xe máy chuyên dùng

 Thông tư 73/2012/TT-BTC - Tăng lệ phí cấp biển số xe máy chuyên dùng Thông tư 73/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Download - Tải thông tư 73 năm 2012 tại đây:
Thông tư 73/2012/TT-BTC - Tăng lệ phí cấp biển số xe máy chuyên dùng

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Em Có Bác, vì Em Có Đất

Khái niệm “sở hữu toàn dân” về đất đai này quả là một sáng kiến vĩ đại của lịch sử, ở chỗ nó cho phép người với người tước đi quyền sở hữu thực sự của nhau nhưng lại bảo rằng chưa tước bao giờ.
Xin trích đăng bài viết của Lê Cao được đăng tải trên DanLuat:

Khi Hội nghị trung ương 5 khép lại, chắc hẳn nhiều người dân sẽ quan tâm đến số phận của một quyền, đó là quyền sở hữu đất đai. Ngày hôm sau, khi báo Tuổi trẻ làm nguyên hai trang phát biểu kết luận Hội nghị lớn, được quan tâm, chờ đợi sẽ có những cách nhìn mới, đột phá lớn sau những sự cố Tiên Lãng, Văn Giang ..., tờ báo này đã giật tít “Khẩn trương sửa Luật đất đai”.

Thế nhưng, cũng như bài phát biểu dài cho thấy rằng, sau Hội nghị trung ương 5 vẫn là: “Đất đai ...  thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý...”.

          Lẽ dĩ nhiên, chẳng ai ngạc nhiên lắm mặc dù không ngạc nhiên thì cũng có quyền hoàn toàn thất vọng với khẳng định này. Cho đến nay, một khi chưa ai định nghĩa được cái khái niệm sở hữu của toàn dân là như thế nào thì anh Nguyễn Mơ Mộng, chị Trần Hão Huyền dù không có lấy một mét đất cắm dùi, cũng có thể hô to rằng: đất toàn lãnh thổ Việt Nam là của tao! Mặc dù chúng bay đứng tên nhà, biệt thự, hay cả đường cao tốc, cảng biển, sân bay, căn hộ  chung cư, nhưng đang đứng trên đất của tao sở hữu, dù tao cù bơ cù bất đầu đường xó chợ vì bị thu hồi hết đất rồi ...

          Khái niệm “sở hữu toàn dân” về đất đai này quả là một sáng kiến vĩ đại của lịch sử, ở chỗ nó cho phép người với người tước đi quyền sở hữu thực sự của nhau nhưng lại bảo rằng chưa tước bao giờ.

Nhà nước đại diện chủ sở hữu, có nghĩa mỗi người dân khi bầu đại biểu quốc hội là lúc đó họ đang làm thêm việc ký xác nhận việc ủy quyền toàn bộ quyền sở hữu đất đai cho những người đứng ra thay mình trước nghị trường (hơn nữa, các Đại Biểu Quốc Hội, Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân là người được cho là dân bầu, lại không thường là người quyết chuyện thu hồi đất đai).

  Hình thức là thế, chứ quyền sở hữu đất đai tưởng có của người dân, đã bị tước ngay từ khi họ được sinh ra, bởi suốt cả đời người, họ được cho một cái quyền mà không bao giờ có cơ hội thực hiện.

          Thế giới hiện đã vượt qua con số 7 tỉ người, Việt Nam đứng thứ 14, chiếm khoảng 1,29% số dân thế giới. Đất đai thì không đẻ ra thêm, mà còn ngày càng bị thu hẹp đi, bởi đủ thứ xây dựng, ô nhiễm, sự hủy hoại ... Nhu cầu sử dụng đất ngày càng lao vút, là một trong những lý do đẩy giá trị của từng thước đất lên rất cao. Mới đây, GSTS Vũ Quang Việt đã qua một bài viết về vụ Ecopark (có người dịch là Em Có Bác, từ Bác với người Việt mình rất quan trọng, trong đó có người đã hiện thực hóa một cách nôm na là tên gọi khác của tiền ...), đã chứng minh một cách tương đối và rất có căn cứ rằng, chỉ cần làm tốt công tác thu hồi đất của dân xong, bằng các động tác xây cất, Em Có Bác đã lãi đến hàng ngàn triệu ... USD!
          Vì sao Em Có Bác?
          Vì Em Có Đất!

          &

           
          Một khi, với quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện tại, cho thấy người được ủy quyền được làm tất cả những gì họ muốn (liên quan đến quyền sở hữu đất đai bao gồm: quyền sử dụng, quyền chiếm hữu, quyền định đoạt), bất chấp ý kiến của người ủy quyền, thì sẽ vẫn còn đó những nghịch lý chúng ta phải hiểu.

          Như, sáng nay, tại cơ quan tiếp dân của một thành phố đẹp, khi ông cụ mang theo giấy mời làm việc với chủ tịch thành phố được cô con gái đi cùng đưa đến, liền có hàng chục chú công an đến “ân cần” đón tiếp nồng hậu, dẫn giải vào đến tận ghế ngồi.

          146,1 mét vuông đất mặt tiền ngã tư đường ngon thành phố, giá thị trường khoảng hơn hai mươi tỉ bạc, nhưng đến bù được hơn ba trăm triệu, để đi mua đất tái định cư chỗ khác với giá nhiều hơn số tiền “hơn ba trăm triệu” đó ... Nhiều khi, nhà nước bảo thu hồi đất để làm đường, giờ đường đã làm xong rồi, dân chưa chịu trả đất vì vô lý, nhưng mới lộ ra đất chẳng phải để làm đường mà để giao cho đại gia làm kinh doanh?!

          Đại gia có đất làm những Em Có Bác, chính quyền địa phương thì có tiền xây mấy cái chung cư cho những bác công chức ở, hay để bồi dưỡng thêm tháng năm chai gọi là tiền chống hư người, các chú các bác công chức này vì thế làm hết sức mình, xả thân vì sự nghiệp bảo vệ những Em Có Bác.

Như chuyện phang nhà báo, chăm sóc kỹ càng người dân đến tiếp dân, hay là tung hô xu nịnh chính quyền, bợ đỡ doanh nghiệp ...  Em Có Bác, thì em làm tất cả những gì có thể bằng hành vi, không phụ thuộc vào nhân phẩm, đạo đức, và pháp luật ...

          &

          Hôm ngồi với cu bạn làm tòa án, bên cạnh cu bạn là bác làm nghề mổ heo mà nó mới quen. Bác ấy kể, nhờ quan hệ tốt với mấy thằng ban giải tỏa đền bù, đất của cha mẹ bị thu hồi sáu năm trước, được bố trí tái định cư, thế là ôm ba chục chai tiền lời bán heo đi cúng bọn nó, được “bắt thăm” trúng ngay miếng hai mặt tiền, hai năm sau bán được vài chục tỉ.

Cứ rứa, cứ rứa, vừa mổ heo, vừa làm cò đất ăn nhậu với cò giải tỏa đền bù dự án, giờ đi đâu cũng bệ vệ, em út đầy người, còn bảo thừa tiền để có thể nuôi Ngọc Trinh.

          Cu bạn làm tòa án, thấy ông bạn của nó như rứa, không biết vào lúc nào, trong đầu lại nghỉ đến chuyện xin nghỉ việc vì Em Có Bác, Em Có Đất hay không? Bởi lẽ, trong thế giới của đất, có những chuyện bình thường một cách bất thường như thế.

          Lẽ dĩ nhiên, không phải chỗ nào các đại gia và các cụ cũng mò vào để cắm dự án trên đất của dân. Có thuê cả trăm chuyên gia phân lô bán nền, dù là từ Đà Nẵng về làm cố vấn, thì có đời mục thất những miền đất không tiện về vị trí, không thông về giao thương cũng chẳng thể nào mời được các cụ lao vào, đổ tiền cho chính quyền xua dân lấy đất.

          Những vùng màu mở có sẵn nhờ lịch sử, địa lý; cũng có những vùng màu mở do ở trên làm quy hoạch, từ đất ruộng hô biến thành đô thị vệ tinh, đô thị chiến lược; tất cả tạo nên những cuộc di dân âm thầm lặng lẽ và đầy nỗi đau.

Những ai biết câu chuyện bên trong chuyện sáng hôm nay ở trụ sở tiếp dân của một chính quyền thành phố, sẽ đau, bởi chuyện thu hồi đất liên quan đến con người đã phải nằm xuống ...

          Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam được quy định một cách kỳ lạ và duy nhất, không đâu có thể có. Một cái quyền trong ý nghĩ, chứ hoàn toàn không có thật (Karl Heinrich Marx thì vẫn tin rằng, phải có thật rồi mới có ý nghĩ), và đó là cái quyền đáng để bàn lại, thay đổi chứ không phải, cần nghĩ mưu, tính kế thu hồi đất của dân sao cho tinh vi, tránh chuyện ồn ào.

Lê Cao

 Nguồn: Em Có Bác, vì Em Có Đất

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Công văn 1629/TCT-KK gia hạn khai thuế GTGT theo Nghị quyết số 13/NQ-CP

Công văn số 1629/TCT-KK ngày 16 tháng 05 năm 2012 về việc khai thuế GTGT được gia hạn theo Nghị quyết số  13/NQ-CP

Download - tải nội dung công văn 1629 tại đây:
Công văn 1629/TCT-KK gia hạn khai thuế GTGT theo Nghị quyết số 13/NQ-CP

PHÁP LỆNH NGOẠI HỐI 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

 Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Download - tải Pháp lệnh ngoại hối 28/2005 tại đây:

Toàn văn PHÁP LỆNH NGOẠI HỐI 28/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sửa đổi quy định về quản lý ngoại hối và thị trường vàng

Đề xuất trong dự thảo Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố lấy ý kiến nhân dân. Dưới đây xin trích đăng bài viết của Trần Mạnh trên báo điện tử chinhphu.vn

Sửa đổi quy định về quản lý ngoại hối và thị trường vàng

6:46 PM, 15/05/2012
(Chinhphu.vn) - Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ảnh minh họa
Đó là nội dung được đề xuất trong dự thảo Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 28  vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố lấy ý kiến nhân dân.
Không báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại hối
Theo quy định hiện hành tại Pháp lệnh Ngoại hối, vấn đề hạn chế sử dụng ngoại hối được quy định như sau: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Tuy nhiên, trong thời gian qua phát sinh rất nhiều trường hợp báo giá, định giá, ghi giá hàng hóa và dịch vụ trong hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại tệ. Tình trạng này làm phức tạp hoạt động ngoại hối, ảnh hưởng đến công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá. Đồng thời các cơ quan chức năng cũng gặp khó trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm vì chưa có quy định của pháp luật.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung các hoạt động báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thoả thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Bổ sung quy định về quản lý thị trường vàng
Về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, Pháp lệnh hiện hành quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng.
Ngân hàng Nhà nước cho biết: Theo quy định tại hiện hành, vàng được coi là ngoại hối bao gồm vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vàng thuộc dự trữ ngoại hối để thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, nhằm hướng dẫn đầy đủ nội dung quản lý vàng ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, dự thảo cũng bổ sung thêm nội dung: Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú chỉ được thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép.
 Trần Mạnh

Sửa đổi quy định về quản lý ngoại hối và thị trường vàng

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Công Văn 6326/BTC/TCT tạm thời chưa thu thuế GTGT tháng 4,5,6 năm 2012 theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012

 Ngày 11 tháng 05 năm 2012 Bộ tài chính phát hành công văn hỏa tốc 6326/BTC-TCT gửi Các Bộ và cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh và TP trực thuộc trung ương về việc tạm thời chưa thu thuế GTGT tháng 4, 5, 6 năm 2012 theo Nghị Quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2012

Download - tải công văn hoả tốc 6326/BTC-TCT tại đây:

Công Văn 6326/BTC/TCT tạm thời chưa thu thuế GTGT tháng 4,5,6 năm 2012 theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/05/2012

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Nghị quyết 13/NQ-CP khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực vượt khó

Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực vượt khó theo nghị quyết 13/NQ-CP, dưới đây xin trích đăng bài viết của Đào Ngọc của báo điện tử chinhphu.vn

Nghị quyết 13/NQ - CP khuyến khích doanh nghiệp nỗ lực vượt khó

(Chinhphu.vn) - Đứng trước những khó khăn của sản xuất kinh doanh và thị trường, ngày 10/5, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 13 cần thiết, phù hợp và kịp thời.
Sở dĩ nói như vậy là vì, các giải pháp Nghị quyết nêu cùng với những giải pháp khác sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, tránh nguy cơ suy giảm tăng trưởng, thực hiện mục tiêu tăng trưởng hợp lý của kế hoạch năm 2012, do vậy nó là “cần thiết”.
Nghị quyết là “phù hợp” vì nguồn lực của ngân sách Nhà nước vẫn còn bội chi, thu nội địa còn đạt thấp so với dự toán cả năm theo Nghị quyết của Quốc hội, còn bị giảm so với cùng kỳ năm trước, bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại vừa trải qua khó khăn và đang đứng trước yêu cầu tái cơ cấu.
Còn nói Nghị quyết “kịp thời” chính là vì những vấn đề "nóng" nhất của nền kinh tế nước ta như lạm phát, nhập siêu … mới bước đầu được “hạ nhiệt”, nên bây giờ mới có điều kiện đủ để bắt đầu lo cho tăng trưởng hợp lý theo mục tiêu đã đề ra.
Không ít doanh nghiệp, chuyên gia đã có đề xuất khác nhau đối với Chính phủ, như cần phải có gói giải cứu, hay gói kích thích kinh tế, hay gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Chính phủ đã lựa chọn và ra Nghị quyết về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Như vậy, đây chỉ là một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường cho đúng với nội dung Nghị quyết 13, chứ khôg phải là gói giải cứu, hay gói kích thích kinh tế, hay gói kích cầu. Cũng giống như một cơ thể có rất nhiều huyệt đạo ở các vị trí và tác động khác nhau. Khi cơ thể vốn đã có những điểm yếu và cộng hưởng với những khó khăn ở bên ngoài tác động vào (buộc chúng ta phải cơ cấu lại, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế) làm cho các điểm yếu bộc lộ ra, khó khăn tăng lên, nên không thể bấm tất cả các huyệt, càng không thể bấm nhầm huyệt. Vì vậy, các giải pháp trong Nghị quyết 13 là đúng đắn cả về phạm vi, quy mô, đối tượng,…
Về phạm vi và đối tượng, việc tháo gỡ khó khăn không chỉ bao gồm các doanh nghiệp, mà còn cả làng nghề, hộ cá thể, không chỉ là sản xuất kinh doanh, mà cả người tiêu dùng thông qua việc hỗ trợ thị trường. Việc tháo gỡ khó khăn không chỉ ở đầu vào, mà cả ở đầu ra,… Việc hỗ trợ không có tính tràn lan, mà đòi hỏi phải đúng đối tượng, tuỳ theo từng giải pháp. Chẳng hạn, việc gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, chỉ áp dụng đối với 2 nhóm doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa (nhưng không bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và và vừa kinh doanh trong một số lĩnh vực xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty); là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, dệt may, da giầy, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội.  
Các giải pháp đề ra để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên nhiều mặt, từ việc gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng; gia hạn 9 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản, hộ sản xuất muối; giảm 50% tiền thuế đất phải nộp năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế, gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính; báo cáo Quốc hội quyết định  giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012, miễn thuế khoán giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh trong một số lĩnh vực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn (hạ mặt bằng lãi suất cho vay, ưu tiên đối với một số ngành, lĩnh vực; cơ cấu lại nợ; tái cơ cấu ngân hàng thương mại); đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư từ các nguồn; huy động 2.000 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn cho vay đầu tư kiên cố hoá kênh mương, phát triển đường giao thông,...
Các biện pháp trên có tính đồng bộ, tác động đến cả đầu vào, đầu ra, có sự phối hợp giữa chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và đầu tư, có sự phối hợp giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương.
Quy mô của gói hỗ trợ về vật chất là không lớn, nhưng về mặt tinh thần là sự chia sẻ, phối hợp với nỗ lực của người sản xuất kinh doanh và có tác động giúp cho sản xuất kinh doanh và thị trường vượt qua được thời điểm khó khăn này.
Đào Ngọc

Nghị định 42/2012/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Chính phủ ban hành nghị định số  42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 về việc quản lý , sử dụng đất trồng lúa, chính phủ ban hành Nghị định 42 về quản lý và sử dụng đất trồng lúa.

Căn cứ vào Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003, nghị quyết số  17/2011/QH13 của Quốc hội khoá XIII về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cấp quốc gia.
Nghị định 42 có hiệu lực vào ngày 01/07/2012


Download - tải nghị định 42/2012 tại đây:


Nghị định 42/2012/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

Thông tư 72/2012/TT-BTC - hướng dẫn thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710

Thông tư 72/2012/TT-BTC ngày 10 tháng 05 năm 2012 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Thông tư 72/2012 thay thế Thông tư số 39/2012/TT-BTC, Và có hiệu lực từ ngày 10/05/2012 .

Download - tải thông tư 72/2012 của BTC tại đây:

Thông tư 72/2012/TT-BTC - hướng dẫn thực hiện mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Nghị quyết 13/NQ-CP năm 2012 tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, trong đó có các giải pháp gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đối với một số doanh nghiệp; giảm tiền thuê đất; miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối...

6 giải pháp chính của nghị quyết số 13 năm 2012:

  1.    Gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng.
  2.    Gia hạn 9 tháng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
  3.    Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế.
  4.    Báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định giảm, miễn thuế
  5.    Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn
  6.    Đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư


Download - xem toàn văn nghị quyết 13 tại đây:

Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Quyết định 542/QĐ-TTg - biên chế năm 2012

Quyết định 542/QĐ-TTg - biên chế công chức năm 2012

Quyết định 542/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/05/2012, tổng biên chế công chức năm 2012 của các cơ quan, tổ chức hành chính và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và công chức cấp xã) là 281.692 biên chế.
Download - tải quyết định 542/ QĐ-TTg tại đây:

Quyết định 542/QĐ-TTg - biên chế công chức năm 2012

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Nghị quyết 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 - TW 4 - TƯ 4

Ngày 16/1/2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.

Download -tải nghị quyết Trung ương 4 trực tiếp tại đây:

Nghị quyết 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 - TW 4 - TƯ 4

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Thông tư 09/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, theo NĐ 35/2012/NĐ-CP, NĐ 31/2012/NĐ-CP

Thông tư 09/2012/TT-BLĐTBXH ngày 26/04/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 35/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 và Nghị định 31/2012/NĐ-CP - Lương tối thiểu chung 1.050.000 đ/tháng ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ

Download - tải thông tư 09/2012 tại đây:
Thông tư 09/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, theo NĐ 35/2012/NĐ-CP, NĐ 31/2012/NĐ-CP

Thông tư 14/2012/TT-NHNN - Áp trần lãi suất cho vay 15% với một số lĩnh vực

Với các khoản vay phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND tối đa sẽ là 15%/năm.

Ngày 4/5/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 14/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Download - Tải thông tư số  14/2012/TT-NHNN tại đây:

Thông tư 14/2012/TT-NHNN - Áp trần lãi suất cho vay 15% với một số lĩnh vực

Quyết định 857/QĐ-NHNN - cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ - TCTD

Ngày 02/5/2012, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số 857/QĐ-NHNN về việc cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là TCTD) đối với khách hàng vay là người cư trú.

Theo đó, TCTD được phép hoạt động ngoại hối xem xét quyết định cho khách hàng là người cư trú vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam mà khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồ/n thu xuất khẩu để trả nợ vay; khi được TCTD giải ngân vốn vay, khách hàng vay phải bán số ngoại tệ vay đó cho TCTD cho vay theo hình thức giao dịch hối đoái giao ngay (spot), trừ trường hợp nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện giao dịch thanh toán mà pháp luật quy định đồng tiền giao dịch phải bằng ngoại tệ.
Quy định này được thực hiện đến hết ngày 31/12/2012.
Download - tải nội dung nghị quyết  857/QĐ-NHNN tại đây:

Quyết định 857/QĐ-NHNN - cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ - TCTD